Triệu chứng, Chẩn đoán và điều trị Glaucoma cấp - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

3 năm trước 18

Sinh lí bệnh

  • Nhãn áp trung bình 12-20mmHg.
  • Có tác dụng giữ hình thể cho nhãn cầu.
  • Nhãn áp được duy trì nhờ sự cân bằng giữa sản xuất và hấp thu thủy dịch
  • Glaucoma cấp = glaucoma góc đóng.
  • Yếu tố nguy cơ: Cơ địa góc TP hẹp, Đồng tử giãn tương đối, Đục phồng TTT, Viêm, Tân mạch…
  • Hậu quả của tăng Nhãn áp: Giác mạc: phù; Mống mắt: giãn đồng tử, teo mống; TTT: đục; Thần kinh thị: phù gai, teo gai.

Triệu chứng và chẩn đoán

  • Đau: nhiều mức độ. Có thể nôn, buồn nôn
  • Nhìn mờ: do phù GM, nhìn thấy quầng sáng
  • Đỏ mắt: cương tụ rìa
  • Phù giác mạc
  • Tiền phòng nông
  • Giãn đồng tử, mất phản xạ
  • Soi góc: đóng góc

Gai thị

  • Phù, xuất huyết quanh gai trong giai đoạn cấp
  • Teo lõm gai trong giai đoạn muộn

Đo nhãn áp: là yếu tố quyết định chẩn đoán

  • Đo NA bằng dụng cụ: Malakov, Schiotz, Goldmann.
  • Ước lượng NA bằng tay.

Chẩn đoán phân biệt

  • Viêm giác mạc.
  • Viêm màng bồ đào.
  • Tắc mạch nhãn cầu.
  • Các bệnh lí thần kinh.
  • Viêm xoang…

Điều trị

Nguyên tắc

  • Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
  • Điều trị nội khoa: hạ nhãn áp + mở góc TP.
  • Điều trị ngoại khoa tránh tái phát

Nội khoa

  • Glycerin dd 50%,1 - 1.5 g/kg uống.Tác dụng tối đa sau 30-90’.
  • Manitol dd 20%, 2 g/kg truyền TM trong 30’.
  • Acetazolamid (Diamox) 250mg×2v uống hoặc 500mg tiêm TM. Lập lại sau 4-6h
  • Coll. Timolol 0.5% nhỏ 2 lần cách nhau 30’, lập lại sau 4,8 và 12 giờ.
  • Coll. Pilocarpin 2-4% nhỏ mỗi 15’ cho đến khi đồng tử co, sau đó nhỏ mỗi 30’.
  • Giảm đau, an thần.

Ngoại khoa

  • Cắt mống chu biên
  • Cắt bè củng mạc
  • Đặt ống silicon

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Đọc toàn bộ bài viết