Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóa – Giám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Đại tràng là bộ phận áp cuối của hệ tiêu hóa, đảm nhiệm nhiều chức năng như hấp thụ chất dinh dưỡng có trong thức ăn, tạo ra một số chất dinh dưỡng, bài tiết phân… Để hiểu rõ hơn về vị trí, cấu tạo của đại tràng hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
I/ Các thông tin cần biết về đại tràng
Nắm rõ các thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí, cấu tạo và chức năng của đại tràng.
Vị trí
Đại tràng còn có tên gọi khác là ruột già. Đây là bộ phận áp cuối của hệ tiêu hóa, nằm ở phía trên hậu môn – chặng cuối của ống tiêu hóa. Thông thường, ruột già có độ dài trung bình khoảng 1,5m. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ địa và giới tính mà có một số người lại có ruột già dài tới 1,9m. So với ruột non, ruột già có chiều dài ngắn hơn gấp 4 lần nhưng lại có tiết diện lớn hơn.
Cấu tạo của đại tràng
Ruột già được chia thành 3 phần chính, bao gồm manh tràng, kết tràng, trực tràng. Tại ranh giới giữa manh tràng và kết tràng là vị trí ruột non thông với ruột già. Tại vị trí nối ruột non và ruột già có van hồi – manh. Chức năng của van này là ngăn không cho các chất có trong ruột già trào ngược lên ruột non. Ngoài ra, nó còn được cấu thành bởi nhiều bộ phận khác. Cụ thể, cấu tạo của đại tràng bao gồm:
*) Manh tràng:
Manh tràng nằm ở ngay phía dưới khu vực hỗng tràng đổ vào ruột già. Nó có hình một cái túi tròn, có chiều dài khoảng 6 – 7cm và có đường kính khoảng 7cm. Một đầu manh tràng bị bịt kín có một đoạn ngắn dạng hình dạng giống như ngón tay được gọi là ruột thừa. Với người trưởng thành, nó có đường kính khoảng 0,5 – 1mm và có chiều dài trung bình khoảng 9cm.
Ruột thừa bắt đầu xuất phát từ bờ cong của manh tràng, là nơi giao nhau của 3 dải cơ dọc. Thường thì ruột thừa sẽ nằm hướng xuống phía dưới, lòng của ruột thừa sẽ thông với lòng của manh tràng bằng lỗ ruột thừa. Hầu hết ai cũng có ruột thừa, nhưng với một số người lại không có. Bởi ruột thừa là do 3 cơ dọc ở manh tràng là cơ tự do, cơ dọc sau ngoài và cơ sau trong. Với những người không có sự hợp lại của 3 cơ này thì có nghĩa là sẽ không có ruột thừa.
*) Kết tràng:
Trong 3 bộ phận hợp thành của đại tràng, kết tràng được xem là thành phần chính. Nó lại được chia thành 4 phần gồm: Kết tràng trên, kết tràng ngang, kết tràng xuống và cuối cùng là kết tràng xích ma. Kết tràng bắt đầu di chuyển từ manh tràng, đi dọc theo bên phải của ổ bụng và kéo dài đến gan. Tại điểm gặp gỡ, nó bị uốn cong và được gọi là góc phải góc gan. Tiếp đó, nó lại đổi thành kết tràng ngang và đi qua ổ bụng. Khi gần tới lách phía bên trái, kết tràng quay hướng đi xuống tạo thành hình cong. Vị trí được uốn cong này được gọi là góc trái hoặc góc tụy. Sau đó, kết tràng đi vào khung chậu với hình dạng chữ S từ đó tạo thành kết tràng xích ma.
Phần kết thúc của kết tràng là phần đầu của ruột già. Tại vị trí này, các chất cặn bã của thức ăn sẽ bị mất nước rồi cứng lại. Các chất cặn bã tiếp tục di chuyển đến kết tràng xích ma, tiếp theo đó là trực tràng và cuối cùng là được đẩy ra bên ngoài.
*) Trực tràng:
Kết tràng sau khi được uốn cong 2 lần, kết tràng xích ma nối tiếp với trực tràng. Nó được gọi là trực tràng. Đây là một ống thẳng, có chiều dài khoảng 15cm, điểm kết thúc là hậu môn. Hậu môn trực tràng thực hiện hoạt động đóng mở có sự khác biệt giữa nam và nữ. Nếu ở nam, hoạt động này xảy ra ở sau bàng quang thì đối với nữ là tử cung.
Nếu tính từ trong ra ngoài, cấu tạo đại tràng được tạo thành bởi 5 lớp, bao gồm: Lớp niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, lớp cơ gồm có cơ vòng bên trong và cơ dọc ở bên ngoài, lớp dưới thanh mạc và lớp thanh mạc.
*) Dịch ruột già:
Bên trong ruột già có chất nhầy bảo vệ niêm mạc của chính nó mà không có enzyme tiêu hóa. Đây cũng là một phần của cấu tạo đại tràng. Nếu bị hội chứng viêm ruột già thì chất nhầy được tăng tiết và tạo thành từng khối theo phân.
*) Mạch máu đại tràng:
Ruột già được chia thành hai phần phải và trái dựa vào đặc điểm phôi thai và mạch máu. Ranh giới để phân chia 2 phần trái phải là chỗ nối 1/3 phải và 1/3 giữa kết tràng ngang. Nếu là mạch máu kết tràng phải, các động mạch nuôi dưỡng của chúng bao gồm các nhánh bên của các động mạch, bao gồm: Động mạch mạc treo tràng trên, động mạch kết tràng phải, động mạch kết tràng giữa và động mạch hồi kết tràng.
Đối với mạch máu kết tràng trái, động mạch nuôi dưỡng chúng được phát sinh từ động mạch mạc treo tràng dưới. Đây là nhánh của động mạch chủ bụng, chạy dọc theo hai lá của mạc dính kết tràng trái và mạc treo kết tràng sigma, tận cùng là động mạch trực tràng trên. Trên đường đi của mình, động mạch mạc treo tràng dưới cho các nhánh bên là động mạch kết tràng trái có thể nối với động mạch kết tràng giữa và các động mạch kết tràng sigma. Ngoài ra, động mạch trực tràng giữa và động mạch trực tràng dưới sẽ cấp máu cho trực tràng và ống hậu môn. Máu được xuất phát từ động mạch chậu trong.
Chức năng của đại tràng
Đại tràng hay ruột già chính là phần áp cuối của hệ tiêu hóa. Nó là một trong những cơ quan đảm nhiệm nhiều chức năng trong ống tiêu hóa, đảm bảo cho quá trình hấp thụ và tiêu hóa thức ăn được diễn ra bình thường. Cụ thể, ruột già có những chức năng như sau:
*) Chức năng dịch:
Như đã được đề cập, bên trong ruột già không có enzyme tiêu hóa mà chỉ chứa chất nhầy có tính kiềm. Chất này có tác dụng làm trơn thành ruột, từ đó khiến cho phân được di chuyển qua đây dễ dàng hơn. Ngoài ra, chất này còn giúp bảo vệ niêm mạc ruột già. Khi ruột già bị viêm hoặc bị các thương tổn khác, chúng sẽ được tiết ra nhiều hơn. Chức năng dịch của đại tràng bao gồm:
Ruột già có chức năng hấp thu các chất dinh dưỡng và tạo nên một số chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể:
- Trong hệ tiêu hóa, cơ quan có chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng không phải là ruột già mà là ruột non. Tuy nhiên, trong thức ăn có một số chất sau khi xuống tới ruột già mới được chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng. Tương tự như ruột non, quá trình tiêu hóa trong ruột già thường được thực hiện bởi 3 cơ vòng và cả 3 cơ dọc.
- Bên trong ruột già tồn tại nhiều loại vi khuẩn khác nhau như enterobacter aerogenes, bacteroides fragilis, escherichia coli… Chúng sử dụng các chất như vitamin B12, vitamin C, cholin để làm chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể. Tuy nhiên, song song với quá trình đó nó cũng đóng vai trò tổng hợp nhiều chất dinh dưỡng khác cho con người như vitamin B, B1, B6, vitamin K, acid folic… Và đây cũng được xem là chức năng quan trọng nhất của đại tràng. Nếu lượng acid amin bị dư ra và không thực hiện hết vai trò tổng hợp histamin, NH3, triramin thì chính các vi khuẩn có trong ruột già sẽ đảm nhiệm thay và hấp thụ hết những chất dinh dưỡng mà ruột non sót lại.
Mặc dù khi xuống tới ruột già, đa phần các chất dinh dưỡng đã được hấp thụ hết. Nhưng nhờ sự hỗ trợ của cơ quan này, các chất dinh dưỡng còn sót lại sẽ được vào cơ thể một cách triệt để. Bởi chúng còn có khả năng:
- Hấp thu nước: Nếu uống 1 lít nước, sau khi được hấp thụ ở ruột non và ruột già thì chỉ còn khoảng 100 – 200ml nước được thải ra ngoài. Khi đại tràng hấp thụ nước, Na+ cũng sẽ được hấp thụ để đảm đảm bảo sự cân bằng thẩm thấu. Nếu chất thải càng ở lâu trong ruột già thì sự hấp thụ nước càng tăng, từ đó dễ bị táo bón.
- Hấp thu thuốc: Vài loại thuốc như thuốc hạ nhiệt, giảm đau, an thần… có thể sẽ được hấp thụ tại ruột già. Chính vì vậy mà có không ít trường hợp được chỉ định đưa thuốc bằng con đường hậu môn dưới dạng thuốc đạn.
- Hấp thu NH3: Trong ruột già có chứa vi khuẩn, chúng có thể hấp thụ NH3 vào máu. Do đó, để tránh tình trạng hôn mê gan, táo bón hoặc viêm đại tràng thì cần phải giữ không cho lượng NH3 tăng quá nhiều. Tuy nhiên, nếu gặp phải trường hợp này thì việc thụt rửa hậu môn hoặc dùng thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định.
*) Chức năng bài tiết phân:
Cấu tạo của hậu môn bao gồm 2 cơ thắt là cơ thắt trong và cơ thắt ngoài. Trong đó, cơ thắt trong chính là cơ trơn, nó được điều khiển bởi 2 hệ thần kinh trung ương. Còn cơ thắt ngoài chính là cơ vân, chịu sự kiểm soát của vỏ não. Chức năng của đại tràng khi bài tiết phân được diễn ra như sau:
- Việc co bóp đẩy phân xuống bên dưới của các bộ phận thuộc phần trước ruột già sẽ khiến cho trực tràng căng lên. Trực tràng tác động đến cơ thắt, làm mở cơ thắt và từ đó kích thích việc đi đại tiện. Khi chưa đủ các điều kiện thuận tiện để đi đại tiện, phân được đẩy ngược lại lên phía trên trực tràng. Chỉ khi phân ở trạng thái quá lỏng, hoạt động đẩy ngược phân dường như không thể thực hiện được. Bởi lúc này, chỉ cần đến hoạt động co bóp của trực tràng cũng đã đủ để có thể tống phân ra bên ngoài.
- Khi phân đã đảm bảo được độ mềm, đủ lượng cần thiết và cũng đã được tạo hình, chúng sẽ được bài tiết. Tuy nhiên, chất thải sẽ không được đẩy xuống ngay mà còn chúng sẽ còn được hấp thụ chất dinh dưỡng một lần nữa ở trực tràng – phần cuối của ruột già nối với ống hậu môn. Cấu tạo của ruột già có một đoạn ruột dài chừng 20cm.
- Nó có thể đảm nhiệm vai trò co bóp nhằm tống phân ra bên ngoài. Thường thì hoạt động này sẽ diễn ra khoảng 2 lần mỗi ngày và kéo dài khoảng 10 phút đến 1 tiếng. Lúc này, chúng ta sẽ cảm thấy đau bụng, muốn đi vệ sinh. Trong đại tràng có lớp chất nhầy. Chúng không những có tác dụng làm mề, tạo độ kết dính cho phân mà còn có khả năng tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc. Nó sẽ giúp tránh được tình trạng trầy xước niêm mạc khi phân đi qua, đồng thời loại bỏ bớt các tác hại của vi khuẩn.
- Ở những người đã có đầy đủ các điều kiện thuận lợi để thực hiện hoạt động đại tiện, vỏ não chủ động điều khiển hoạt động rặn để đẩy phân ra bên ngoài. Trung tâm thần kinh đảm nhiệm vai trò phản xạ đại tiện nằm ở vị trí các đối tụy cuối cùng từ S2 – S4. Nhịn đại tiện lâu sẽ dẫn đến táo bón.
Trong phân có chứa khoảng 75% nước, ít chất béo, muối khoáng, protein không hòa tan, sắc tố mật… các loại vi khuẩn và cả các tế bào biểu mô của ruột bị bong ra. Do có chứa vi khuẩn nên sau khi đi đại tiện, cần vệ sinh hậu môn thật kỹ để tránh gặp các bệnh như tiêu chảy, kiết lỵ…
Các bệnh thường gặp
Các bệnh phổ biến có liên quan đến đại tràng mà chúng ta có thể gặp phải, bao gồm:
- Viêm đại tràng
- Ung thư đại tràng
II/ Biện pháp phòng ngừa các bệnh lý về đại tràng
Để tránh được nguy cơ mắc các bệnh lý về đại tràng, chúng ta cần phải xây dựng được một chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp. Dưới đây là các biện pháp nên tham khảo và áp dụng:
- Ăn nhiều các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như các loại rau xanh, trái cây tươi, thức ăn chứa nhiều tinh bột như khoai lang, gạo, thực phẩm giàu chất xơ, chuối, đu đủ…
- Tránh ăn những đồ ăn không tốt cho sức khỏe như đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, các thực phẩm chưa được nấu chín để tránh nhiễm khuẩn.
- Hạn chế hoặc không sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn để chống khó tiêu.
- Cần đảm bảo cân bằng được lượng dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày. Nên bổ sung đủ 1g chất đạm, 30 – 35kg/1kg trọng lượng cơ thể. Đồng thời, hãy giảm chất béo, cung cấp đủ nước, vitamin và chất khoáng…
- Tránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dài. Bởi điều này có thế khiến cơ thể rơi vào trạng thái trầm cảm, làm giảm nhu động ruột và gây ra nhiều bệnh về đường tiêu hóa.
- Tăng cường vận động, tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt, phải thăm khám và chữa trị sớm khi thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường.
Trên đây là những thông tin cần biết về đại tràng và một số biện pháp phòng bệnh liên quan. Nếu còn chưa biết đại tràng là gì, đại tràng nằm ở đâu, cấu tạo cũng như chức năng của đại tràng là gì thì bạn có thể tham khảo các thông tin trên đây để hiểu rõ hơn. ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.
Tham khảo video NS Chiến Thắng chia sẻ kinh nghiệm thoát khỏi các phiền toái do bệnh đại tràng gây ra
XEM THÊM: