Trứng cá cơ học là như thế nào? Chuyên gia chia sẻ

2 năm trước 22

Chào bác sĩ! Cháu vừa thăm khám mụn trứng cá tại bệnh viện da liễu tỉnh. Bác sĩ cho biết cháu bị trứng cá cơ học. Sau khi về nhà cháu có tìm hiểu thì không thấy có thông tin về loại trứng cá này. Vậy nên cháu rất mong được bác sĩ tư vấn thế nào là trứng cá cơ học và liệu rằng điều trị dạng mụn này có khó hay không? Cháu xin cám ơn!

Huyền Trang (19 tuổi – Nam Định)

Chào bạn Huyền Trang, lời đầu tiên cho phép phòng khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà gửi đến bạn lời chúc sức khoẻ. Chúc bạn và gia đình luôn luôn khoẻ mạnh, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.

Về vấn đề liên quan đến trứng cá cơ học mà bạn đang quan tâm, muốn tìm hiểu, các bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi xin đưa ra một số tư vấn như sau:

Sinh bệnh học trứng cá

Trứng cá là bệnh da liễu phổ biến trong độ tuổi dậy thì. Bệnh có thể kéo dài đến năm 25 tuổi sau đó tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trứng cá có thể kéo theo hàng loạt các vấn đề liên quan đến thẩm mỹ như seo xấu và tình trạng thâm da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. 

Trong một số trường hợp, mụn trứng cá có thể kéo dài dai dẳng ở cả người trưởng thành. Nguyên nhân chủ yếu là do sự rối loạn Hormone sinh dục androgen trong cơ thể.

Có 4 yếu tố bệnh sinh chính gây ra tình trạng nổi mụn trứng cá gồm:

  • Tăng sản xuất androgen khiến cho hoạt động của tuyến bã nhờn ngày một mạnh mẽ hơn.
  • Sừng hoá và bít tắc ở cổ nang lông tuyến bã kèm theo đó là tình trạng ứ đọng bã nhờn.
  • C.Acne tăng sinh trong môi trường chất bã dư thừa. Vi khuẩn sẽ chuyến hoá chất bã thành acid béo tự do và làm tăng nguy cơ nổi mụn trứng cá.
  • Quá trình viêm trong trứng cá sẽ thúc đẩy giải phóng các interleukin tiền viêm (IL-1α) và khiến cho trứng cá trở nên trầm trọng hơn…

Trứng cá cơ học là như thế nào? Chuyên gia chia sẻ

Mụn trứng cá liên quan đến thói quen đội mũ quá nhiều

Trứng cá được biết đến với nhiều dạng khác nhau. Bao gồm trứng cá viêm và trứng cá không viêm. Tất cả đều lành tính và có thể được điều trị hiệu quả bằng thuốc bôi hoặc các giải pháp công nghệ cao. Tuy nhiên, liệu trình điều trị trứng cá cần kéo dài và bắt buộc phải điều trị duy trì để không khiến cho mụn tái phát.

Trứng cá cơ học là gì?

Trứng cá cơ học chính là tình trạng da nổi mụn trứng cá có liên quan đến các yếu tố về cơ học. Đây là một dạng mụn rất phổ biến ở độ tuổi từ 15-20 tuổi.

Về bản chất, trứng cá cơ học vẫn có cơ chế bệnh sinh giống như các dạng mụn trứng cá khác. Có thể được thể hiện dưới dạng mụn viêm hoặc mụn không viêm.

Trứng cá cơ học thường sẽ tập trung tại một vị trí. Đó là những vùng da chịu tác động cơ học bao gồm lực tỳ đè, cạy nặn, sờ nắn da. Trứng cá cơ học có thể được quản lý và điều trị hiệu quả nếu như bạn nắm được những yếu tố nguy cơ dẫn đến mụn.

Yếu tố nguy cơ gây mụn trứng cá cơ học là gì?

Mụn trứng cá cơ học thường liên quan đến các thói quen sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Trong đó, chúng ta sẽ phải kể đến các yếu tố nguy cơ sau:

Cọ xát da gây mụn trứng cá cơ học

Dùng máy rửa mặt thường xuyên khiến da bị cọ xát nhiều cũng có thể khiến cho da của bạn bị nổi mụn trứng cá. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo chỉ nên rửa mặt với máy rửa mặt 2 lần/ tuần để tránh gây mụn.

Cọ xát da vơi quai mũ bảo hiểm khiến cho bạn nổi mụn trứng cá ở vần quai hàm và cằm (vị trí có tiếp xúc với quai mũ). Nguy cơ sẽ cao hơn nếu như bạn đội mũ chất đồng thời không vệ sinh quai mũ thường xuyên.

Sờ tay lên trên da mặt cũng là một hành động gây cọ xát da. Bàn tay sẽ vô tình đưa các vi khuẩn có hại lên trên da mặt và khiến cho mụn nổi nhiều hơn.

Cọ xát với quần áo. Thường gặp nhất là tình trạng nổi mụn trứng cá ở vùng lưng khi bạn mặc đồ chật, bó sát và đặc biệt là không thấm hút mồ hôi.

Cọ xát da khi đeo khẩu trang sẽ khiến cho bạn bị nổi mụn trứng cá nhiều hơn. Nhất là khi bạn đeo khẩu trang không đảm bảo vệ sinh và có kích thước quá nhỏ so với khuôn mặt của bạn.

Hành động tỳ đè da gây mụn trứng cá cơ học

Dễ nhận thấy một điều là khi bạn thường xuyên tỳ tay lên trên cằm thì vùng da này sẽ bị nổi mụn nhiều hơn do lúc này bạn đã đưa một lượng vi khuẩn lớn trên trên da. Không dừng lại ở đó, việc bạn thường xuyên chống tay vào cằm còn khiến cho vùng da này bị nhăn nhanh chóng hơn, da sẽ bị lão hoá sớm.

Một nguyên nhân khác gây ra tình trạng nổi mụn trứng cá cơ học chính là việc bạn thường xuyên nằm nghiêng một bên, với một chiếc gối không đảm bảo vệ sinh. Khi này, một bên mặt của bạn sẽ bị nổi mụn trong khi bên còn lại thì không.

Tương tự, khi bạn đeo ba lô thường xuyên sẽ tạo ra lực tỳ đè và chà xát ở vùng bả vai. Vùng da này sẽ có nguy cơ bị nổi mụn trứng cá nhiều hơn.

Hành động cạy, nặn mụn

Nếu bạn đang có thói quen cạy nặn mụn thì đó chính là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá cơ học. Hành động cạy mụn, nặn mụn tại nhà với một quy trình không chuẩn, các dụng cụ y khoa không đảm bảo vô trùng sẽ khiến cho mụn của bạn ngày một trầm trọng hơn. Khi mụn viêm xuất hiện sẽ kéo theo nguy cơ sẹo xấu, sẹo rỗ, sẹo thâm…

Trứng cá cơ học có khó điều trị hay không?

Tất cả các tác động chà xát, cạy nặn, tỳ đè da đều có thể dẫn đến mụn trứng cá học khiến cho mụn trở nên trầm trọng hơn. Nhưng bạn không cần quá lo lắng bởi trứng cá do tác động cơ học được kiểm soát và điều trị dễ dàng hơn các dạng mụn trứng cá khác như mụn nội tiết, mụn trứng cá do gen.

Theo các chuyên gia da liễu, để kiểm soát tình trạng nổi mụn trứng cá cơ học, trước hết chúng ta cần kiểm soát tốt các nguyên nhân gây mụn. Bạn sẽ cần thay đổi một số các thói quen chăm sóc da và sinh học khoa học như sau:

  • Hạn chế dùng máy rửa mặt và không dùng khăn để lau mặt nhằm tránh làm cho da bị chà xát quá mức.
  • Không nên nằm nghiêng mà nên thay đổi tư thế ngủ thường xuyên, cần đảm bảo vỏ gối của bạn phải được làm sạch mỗi tuần.
  • Không sờ tay lên trên da, không cạy nặn mụn trứng cá tại nhà và chú ý là luôn đeo khẩu trang đúng kích cỡ, khẩu trang đảm bảo vệ sinh.
  • Không nên mặc đồ chất. Bạn cần mặc đồ thoáng rộng và thấm hút mồ hôi để tránh gây ra tình trạng nổi mụn trứng cá ở lưng hoặc bụng.
  • Luôn vệ sinh da sạch sẽ để tránh tình trạng bít tắc lỗ chân lông. Khi da được thông thoáng thì tình trạng mụn trứng cá cơ học sẽ được kiểm soát tự nhiên.

Với trứng cá cơ học, chúng ta cần điều trị duy trì một cách lâu dài để hạn chế nguy cơ tái phát mụn. Bạn có thể dùng kết hợp thêm thuốc hay các sản phẩm bôi để ngăn chặn sự quay lại của mụn. Tuy nhiên để điều trị an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có cho mình những kế hoạch chi tiết nhất.

Trên đây mà một vài chia sẻ về tình trạng nổi mụn trứng cá cơ học mà Dr.thaiha muốn chia sẻ cùng bạn Huyền Trang cùng mọi người. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về tình trạng mụn trứng cá của mình và từ đó chủ động hơn trong việc thăm khám, chữa trị.

Để nhận thêm tư vấn từ các chuyên gia da liễu, bạn có thể liên hệ trực tiếp với phòng khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà nhằm có sự tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng, chính xác nhất.

Đọc toàn bộ bài viết