Ứng dụng Pembrolizumab trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ - Bệnh viện K

3 năm trước 31

Ung thư phổi có những giai đoạn

Giai đoạn 0

Các tế bào ung thư chỉ được quan sát thấy ở lớp niêm mạc sâu tận cùng bên  trong phổi. Khối u thường không phát triển qua lớp niêm mạc của phổi. Ở giai đoạn này, khối u còn được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ. Đơn giản vì các tế bào ung thư không lây lan ra các vùng xung quanh.

Giai đoạn I

Khối u xuất hiện có kích thước nhỏ và không có dấu hiệu di căn, không lây lan sang hệ thống bạch huyết. Giai đoạn này được chia nhỏ thành 2 giai đoạn 1A và 1B. Trong đó, chẩn đoán ung thư phổi 1A cho thấy khối u có kích thước nhỏ, đường kính dưới 3cm còn ung thư phổi giai đoạn 1B lại có khối u với đường kính lớn hơn 3cm nhưng không di căn trong máu, do đó, có thể cắt bỏ an toàn mà không gây ra tác dụng phụ.

Hầu hết những bệnh nhân mắc phải ung thư phổi giai đoạn I thường có khả năng sống khá cao, 70%. Do đó, ngay khi phát hiện, cần được điều trị tức thời. Tuy nhiên, việc phát hiện ra ung thư phổi giai đoạn này thường gặp khó khăn vì chúng ít có những triệu chứng đặc biệt mà chỉ ho nhẹ, đau họng và một chút đờm có mùi hôi mà thôi.

Giai đoạn II

Đây là giai đoạn khối u có đường kính lớn hơn 5cm, thường đi kèm biểu hiện sốt, ho có đờm, đau ngực….Bệnh nhân thường xuyên bị hen suyễn và sút cân nhanh.  Ở giai đoạn 2A, khối u đạt kích thước tương đương 5cm, xuất hiện gần các hạch bạch huyết. Ở giai đoạn 2B, khối u đã lớn đến 7cm, thường mọc liền kề với mô phổi và chưa lan ra các bạch huyết gần đó.

Những bệnh nhân ung thư phổi ở giai đoạn này có thể sống đến 5 năm hoặc hơn nữa nếu áp dụng phương pháp điều trị thích hợp. Tỷ lệ sống của những trường hợp này là 36%.

Giai đoạn III

Ở giai đoạn 3A, khối u đã đạt đến kích thước trên 7cm, có thể ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết và phát triển trong màng phổi, ngực hay khí quản. Trong một số trường hợp, khối u có thể xuất hiện gần các mạch máu tim.

Trong giai đoạn 3B, khối u ác tính phát triển trong phổi và ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết cùng các cơ tim, dẫn đến khả năng phát triển của viêm màng ngoài tim.

Giai đoạn IV

Đây là giai đoạn cuối của ung thư phổi và thường không thể điều trị được. Lúc này, các tế bào ung thư đã lan rộng đến các vùng lân cận và có khả năng di căn thành ung thư gan và các bệnh tim mạch…

Phương pháp điều trị

Tùy theo loại ung thư, giai đoạn bệnh, mức độ xâm lấn, khả năng đáp ứng với điều trị, sức khỏe tổng quát của người bệnh, các bệnh lý khác, vv… mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp. Có 3 phương pháp điều trị cơ bản cho bệnh nhân ung thư phổi:

Phẫu thuật: khoảng 20% bệnh nhân được điều trị theo phương pháp này. Phẫu thuật áp dụng cho những trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, khối u còn nhỏ và chưa lây lan rộng. Điều đáng tiếc là đa số các trường hợp ung thư phổi ở Việt Nam thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn và không thể áp dụng phẫu thuật. Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm. 

Xạ trị: phương pháp này được áp dụng cho 35% bệnh nhân. Mục tiêu của xạ trị là phá hủy tế bào ung thư khi còn nhỏ và không có di căn hoặc ngăn ngừa sự phát triển của khối u.

Hóa trị: điều trị ở giai đoạn muộn hoặc các trường hợp chống chỉ định hoặc bệnh nhân từ chối phẫu thuật, tia xạ.

GS. TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K, Viện trưởng Viện Ung thư Quốc gia cho biết thêm ung thư phổi là loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới ở cả hai giới. Theo GLOBOCAN 2018, mỗi năm trên thế giới có khoảng 2,09 triệu ca mới mắc và 1,76 triệu người tử vong do ung thư phổi. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 23.667 ca mới mắc và 20.170 ca tử vong do căn bệnh này. Vì thế, vấn đề nâng cao kiến thức về dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị ung thư phổi là vấn đề hết sức quan trọng, cần nhận được nhiều sự quan tâm của ngành Y tế nói riêng và xã hội nói chung.

Nguồn tham khảo: Bệnh viện K

Đọc toàn bộ bài viết