Ung thư khoang miệng - bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

3 năm trước 25

Ung thư khoang miệng:

Là một tổn thương ác tính tại vùng khoang miệng bao gồm: lưỡi, lợi hàm dưới, niêm mạc má, sàn miệng, lợi hàm trên, khẩu cái và môi. Trong đó ung thư lưỡi hay gặp nhất chiếm tỷ lệ khoảng 40%.

Khi được phát hiện sớm, ung thư khoang miệng có thể được chữa khỏi hoàn toàn bằng phẫu thuật.

Vai trò khoang miệng:

  • Nhai nghiền thức ăn
  • Phơi nhiễm với các tác nhân gây ung thư như kích thích hóa học và cơ học: thuốc lá, rượu bia và thức ăn, răng có bờ sắc cạnh…

Yếu tố nguy cơ:

  • Thuốc lá, rượu bia
  • Kích thích cơ học (răng có bờ sắc cạnh, răng giả chất lượng kém…)
  • Kích thích hóa học (chất cay, thực phẩm có hàm lượng muối cao…),
  • Tổn thương niêm mạc do nhiễm trùng (viêm quanh răng, viêm xoang hàm)
  • Nhiễm virut (các virut viêm gan, HPV…), tuổi. 

Các chỉ số:

  • Chỉ số Brinkman = Số điếu thuốc hút / ngày × số năm hút thuốc
  • Chỉ số Pack-year = Chỉ số Brinkman/20
  • Chỉ số Sake = Số cốc rượu Sake (180ml) / ngày × số năm uống rượu

Biểu hiện:

  • Hạt cơm màu trắng, thường xuất hiện tại lợi hàm hoặc niêm mạc má.
  • Chấm trắng xuất hiện trên nền niêm mạc bình thường với bề mặt gồ ghề và bờ viền không đều.
  • Tổn thương niêm mạc gây ra bởi răng giả hoặc bờ răng sắc nhọn, và không lành sau 2 tuần.
  • Tổn thương dạng cục cứng dưới niêm mạc với bờ viền không rõ, không đau và phát triển to ra từ từ.
  • Tổn thương niêm mạc không rõ nguyên nhân, và không lành sau 2 tuần.
  • Tổn thương không lành sau nhổ răng, sưng đỏ, dễ chảy máu khi chạm vào tổn thương.
  • Một vùng niêm mạc khoang miệng trở nên đỏ và gây đau rát, khó lành.
  • Xuất hiện đau vùng khoang miệng không rõ nguyên nhân, đau ngày càng trầm trọng hơn.

Chú ý: Nếu bạn có tiền sử gia đình bị bệnh ung thư, bạn sẽ dễ mắc bệnh ung thư hơn do di truyền.

Nguồn: bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Đọc toàn bộ bài viết