Vảy nến móng tay: Dấu hiệu nhận biết và điều trị sớm

1 năm trước 23

Vảy nến móng tay là một trường hợp của bệnh vảy nến. Các triệu chứng của bệnh có thể làm thay đổi độ dày và màu sắc của móng tay. Gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như tác động đến đời sống, sinh hoạt của người bệnh.

Vảy nến móng tay là gì?

Vảy nến móng tay là bệnh viêm da mãn tính phổ biến hiện nay. Các dấu hiệu của bệnh kéo dài và có hướng tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng đến móng tay, làn da, chân và khớp.

 Dấu hiệu nhận biết và điều trị sớmVảy nến móng tay là bệnh viêm da mãn tính phổ biến hiện nay

Tương tự như bệnh vảy nến, bệnh vảy nến móng tay khởi phát do hoạt động bất thường của hệ miễn dịch. Các biểu hiện của bệnh có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng. Móng tay là một phần của da, được phát triển từ rễ của móng nằm dưới lớp biểu bì, do đó bệnh sẽ hình thành từ rễ móng.

Theo các thông kê cho thấy, phần lớn các ca bệnh vảy nến móng tay đều bị bệnh vảy nến da. Có khoảng 5% người mắc bệnh vảy nến móng tay không bị ảnh hưởng đến vùng da.

Bên cạnh đó, có khoảng 10- 55% bệnh nhân bị vảy nến móng tay trong tất cả những người mắc bệnh vảy nến. Người bệnh vảy nến móng tay có triệu chứng thường gặp nhất là rỗ.

Dấu hiệu nhận biết vảy nến móng tay

Bệnh vảy nến móng tay có các dấu hiệu nhận biết sau:

Móng bị rỗ: Móng tay được cấu tạo từ các tế bào keratin khá cứng. Trường hợp bị vảy nến móng tay sẽ khiến các tế bào này mất đi. Dẫn đến các lỗ nhỏ sẽ xuất hiện trên bề mặt móng, các hố này có thể nông hoặc sâu tùy thuộc vào mức độ tổn thương.

Móng bị tách khỏi nền móng: Một trong các dấu hiệu điển hình của bệnh vảy nến móng tay là móng bị tách ra khỏi phần da ở đầu móng và phần da phía dưới. Khi triệu chứng khởi phát sẽ xuất hiện các mảng màu trắng hoặc vàng ở vùng đầu móng và đầu móng tay.

Các vi khuẩn sẽ tấn công sâu vào lớp da phần dưới móng gây nhiễm trùng, lâu dần phần móng sẽ bị chuyển màu và tách móng.

Dấu hiệu nhận biết vảy nến móng tayDấu hiệu nhận biết vảy nến móng tay

Móng tay dày lên và thay đổi hình dạng: Bên cạnh xuất hiện các rỗ móng, người bệnh vảy nến móng tay cũng bị thay đổi cấu trúc bên trong của móng tay. Vẩy nến móng tay có thể hình thành đường vân trên bề mặt móng tay, đồng thời làm cấu trúc của móng tay dễ bị vỡ vụn, lỏng lẻo hơn. Một số trường hợp, móng tay trở nên dày và cứng hơn do nhiễm vi nấm.

Móng tay thay đổi màu: Bệnh vảy nến móng tay có thể gây đổi màu móng tay. Khi quan sát bạn có thể thấy một mảng màu đỏ vàng ở giường móng tay. Ngoài ra, móng cũng có thể chuyển sang màu trắng khi bị vụn vỡ hay màu vàng nâu.

Tăng sừng dưới da: Đây là tình trạng các biểu bì tăng sinh dưới móng tay. Khi các tế bào này tăng sinh sẽ đẩy phần móng lên, khiến người bệnh cảm giác khó chịu và đau đớn nếu tác động lên.

Nguyên nhân gây vảy nến móng tay

Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra căn nguyên chính xác gây ra bệnh vảy nến móng tay. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bệnh khởi phát có liên quan mật thiết đến sự rối loạn của các tế bào ở tầng thượng bì. Các triệu chứng của bệnh cũng có thể xuất hiện khi người bệnh gặp các tác dụng phụ của thuốc điều trị.

Ngoài ra, bệnh vảy nến móng tay cũng có thể xuất hiện khi vùng da ở móng bị thương do các tác nhân bên ngoài. Khi bị áp lực, căng thẳng lâu ngày cũng có thể xuất hiện các biểu hiện của bệnh vảy nến và vảy nến móng tay.

Chẩn đoán bệnh vảy nến móng tay

Các biểu hiện của bệnh vảy nến móng tay thông thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh nấm móng tay. Do đó bác sĩ chuyên môn sẽ khó phân biệt nếu chỉ chẩn đoán lâm sàng. Phần lớn các trường hợp bị vảy nến móng tay sẽ được các nhân viên y tế tiến hành lấy một mẫu da ở dưới móng tay để làm sinh thiết.

Chẩn đoán bệnh vảy nến móng tayChẩn đoán bệnh vảy nến móng tay

Thông qua kết quả phân tích từ thí nghiệm sẽ biết được bạn có bị bệnh vảy nến móng tay hay không. Do đó, khi có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được làm xét nghiệm vfa áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.

Các phương pháp điều trị bệnh vảy nến móng tay

Các triệu chứng của bệnh vảy nến móng tay tiến triển khá nhanh. Thông thường, người bệnh đều tiến hành điều trị bệnh chậm nên gặp nhiều khó khăn, cũng như mất nhiều thời gian chữa trị để móng tay trở về hình dạng bình thường. Dưới đây là các biện pháp chữa bệnh vảy nến móng tay.

Sử dụng thuốc điều trị

Việc áp dụng các thuốc điều trị bệnh vảy nến móng tay thường do bác sĩ chỉ định sẽ cải thiện các triệu chứng của bệnh hiệu quả, đồng thời rút ngắn thời gian chữa trị tốt hơn. 

Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh vảy nến móng tay, bao gồm:

Các loại thuốc bôi tại chỗ: Corticosteroid, vitamin D3, calcipotriol, tacrolimus, tazarotene là các thành phần có trong thuốc mỡ, kem, sơn móng tay giúp làm giảm các dấu hiệu của bệnh hiệu quả đối với bệnh ở giai đoạn nhẹ. Bạn cũng có thể các kết hợp các hoạt chất này để làm tăng hiệu quả chữa trị như calcipotriol với steroid.

Thuốc điều trị toàn thân: Trường hợp bị vảy nến móng tay gây khó khăn cho các hoạt động đi lại hay dùng tay. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc có tác dụng toàn thân như: Retinoids, Methotrexate, Apremilast (Otezla), Cyclosporine,…

Nhóm thuốc này sẽ tác động lên các khu vực da có triệu chứng ảnh hưởng đến cơ thể. Sử dụng thuốc sau một thời gian dài mới có thể cải thiện các triệu chứng trên móng.

Chế phẩm sinh học: Các sản phẩm từ chế phẩm sinh học được bào chế từ các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên. Nên chúng có tính an toàn cao cũng như hỗ trợ điều trị các dấu hiệu của bệnh vảy nến và vảy nến móng tay hiệu quả.

Thuốc diệt nấm: Phần lớn các trường hợp bị vảy nến móng tay cũng bị nhiễm vi nấm. Do đó, khi điều trị bệnh vảy nến móng tay, bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc có tác dụng trị nấm và trị vảy nến móng tay cùng lúc. Điển hình là thuốc Itraconazole và Terbinafine.

Sử dụng thuốc điều trị giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh vảy nến móng tay Sử dụng thuốc điều trị giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh vảy nến móng tay

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc điều trị, người bên nên lưu ý vì thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như phát ban trên da hay các bệnh về gan.

Ngoài các thuốc điều trị bệnh, cắt bỏ móng tay là một phương pháp y khoa cũng được áp dụng trong điều trị bệnh vảy nến móng tay. Các liệu pháp cắt bỏ móng tay phổ biến như:

  • Dùng tia X
  • Phẫu thuật
  • Sử dụng Ure có nồng độ cao để loại bỏ móng tay

Tuy nhiên, khi móng mọc lại sẽ có hình dạng bất thường, trường hợp móng bị nhiễm trùng gây đau nhức, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc làm giảm các triệu chứng khó chịu cho người bệnh.

Các biện pháp điều trị tại nhà

Với các trường hợp bị vảy nến móng tay ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp điều trị tại nhà để cải thiện các triệu chứng của bệnh. Một số cách chữa bệnh vảy nến móng tay, bao gồm:

Vệ sinh sạch móng tay

Làm sạch móng tay giúp tránh được tình trạng viêm nhiễm nặng và nhiễm trùng móng tay. Do đó, bạn nên cắt tỉa móng tay gọn gàng, sạch sẽ để ngăn ngừa các vi khuẩn xâm nhập. Để loại bỏ các vi khuẩn và bụi bẩn trong móng tay, người bệnh có thể tiến hành ngâm tay vào nước xà phòng sát khuẩn.

Trong quá trình cắt tỉa móng tránh dùng các vật sắc nhọn vì có thể gây tổn thương móng, đồng thời nên vệ sinh sạch dụng cụ cắt móng để đảm bảo an toàn cho móng tay. Ngoài da, bạn nên dưỡng ẩm móng tay và lớp biểu bì móng thường xuyên để làm mềm da và móng, ngăn ngừa tình trạng móng mọc ngược.

Phương pháp thẩm mỹ

Các triệu chứng của bệnh vảy nến móng tay khiến người bệnh mất tự tin, xấu hổ vì móng tay bị biến dạng, đổi màu. Do đó, người bệnh có thể áp dụng liệu pháp thẩm mỹ cho móng tay.

Các biện pháp điều trị tại nhàCác biện pháp điều trị tại nhà

Tuy nhiên, khi tiến hành thẩm mỹ móng tay, người bệnh cần lưu ý:

  • Không tác động đến lớp biểu bì, vì có thể sẽ làm các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn gây nhiễm trùng và bùng phát bệnh vảy nến.
  • Tránh mang móng giả vì các hóa chất trong keo dán móng có thể gây kích ứng ở nền móng.

Dùng thuốc Đông y đặc trị vảy nến móng tay

Vảy nến móng tay là một trong những thể vảy nến rất khó điều trị và đòi hỏi thời gian kéo dài. Sử dụng Đông y đặc trị vảy nến nói chung và vảy nến móng tay nói riêng có ưu điểm là lành tính, hiệu quả lâu bền. Hiện nay, bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang đang nhận được phản hồi tích cực của đông đảo người bệnh và các chuyên gia đầu ngành.

Bài thuốc này là bài thuốc độc quyền của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã được VTV2 giới thiệu là giải pháp Đông y DUY NHẤT hiệu quả nhờ tính ưu việt của 3 chế phẩm BÔI – UỐNG – NGÂM. Chương trình được phát sóng vào 17/11/2019 với chuyên đề Đẩy lùi viêm da cơ địa, vảy nến.

Xem trích dẫn phần giới thiệu Thanh bì dưỡng can thang trên VTV2

Bài thuốc lấy “Thanh bì” làm vị thuốc chính bởi trong tài liệu “Bản thảo đồ kinh”, Thanh bì được ghi nhận là bài thuốc có vị đắng, khí ôn, tác dụng sơ can phá khí, tán kết tiêu trệ. Tinh dầu trong Thanh bì có tác dụng hóa đàm, kháng histamin giảm thiểu các triệu chứng viêm da… Bên cạnh đó, bài thuốc cũng kết hợp hơn 30 vị thuốc quý, hỗ trợ đẩy lùi căn nguyên bệnh từ sâu bên trong.

3 chế phẩm của Thanh bì dưỡng can thang sử dụng đồng thời mang lại tác động kép, vừa đẩy lùi căn nguyên gây bệnh bên trong, chữa lành tổn thương bên ngoài đồng thời tái tạo hàng rào bảo vệ tự nhiên ngoài da ngừa bệnh quay lại.

Thành phần, công dụng của bài thuốc Thanh bì dưỡng can thangThành phần, công dụng của bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang

Tính đến tháng 10/2019 đã có 3597 người bệnh được điều trị thành công nhờ Thanh bì dưỡng can thang, trong số đó phần lớn là người bệnh vảy nến. Dược tính của bài thuốc thẩm thấu tác động vào cơ thể theo từng giai đoạn.

Giai đoạn 1: Đào thải độc tố

Trong thành phần bài thuốc chứa nhiều thảo dược có khả năng sát trùng, tiêu độc, đồng thời bồi bổ và tăng cường công năng đào thải độc tố của gan, thận.

Giai đoạn 2: Loại bỏ triệu chứng

Khi cơ thể đã được thanh lọc và loại bỏ hết các độc tố tích tụ, bệnh sẽ ngừng phát triển thêm. Lúc này, các thảo dược bắt đầu phát huy tác dụng chữa lành và phục hồi giúp bệnh nhân thuyên giảm nhanh chóng triệu chứng. Tình trạng ngứa ngáy chấm dứt sau 2 – 3 tuần dùng thuốc. Móng được phục hồi lành lặn và sáng khỏe.

Giai đoạn 3: Ngăn ngừa bệnh tái phát

Khi triệu chứng bệnh đã chấm dứt, bài thuốc sẽ tập trung vào điều dưỡng cơ thể để tăng cường sức đề kháng và thiết lập lại hàng rào bảo vệ tự nhiên của móng. Giai đoạn này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc duy trì hiệu quả điều trị lâu dài và phòng tránh tái phát bệnh. Do đó, bệnh nhân cần kiên trì sử dụng thuốc theo đúng liệu trình được bác sĩ tư vấn. Không nên ngừng thuốc sớm khi thấy các triệu chứng đã thuyên giảm.

Hiệu quả điều trị vảy nến bằng Thanh bì dưỡng can thangHiệu quả điều trị vảy nến bằng Thanh bì dưỡng can thang

Ông Tiết Quang Tuấn, sống chung với vảy nến suốt 4 năm liền chia sẻ về hành trình chữa bệnh: “Chú đã từng đi khám ở nhiều bệnh viện da liễu bằng tây y trong nhiều năm.Bệnh khỏi nhưng tái phát rất nhanh. Da khô, vảy cứ lẩn mẩn ở nách, cổ,đùi… khiến chú vô cùng mặc cảm. Bệnh ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Sau 3 tháng điều trị bằng thuốc Thanh bì dưỡng can thang theo hướng dẫn của bác sĩ Quyên.Đến nay bệnh đã khỏi được gần 3 năm rồi, chú rất mừng. Da đã đỡ rất nhiều và ổn định hơn giờ chú đã có thể an tâm lo cho gia đình.”

Bệnh nhân lưu ý: Bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang chỉ được áp dụng khi có chỉ định của bác sĩ đang công tác tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Khuyến cáo bệnh nhân nên liên hệ trực tiếp với Trung tâm theo các thông tin dưới đây [Đã được kiểm chứng]:

  • Tại Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70, Nguyễn Thị Định | SĐT: (024) 7109 6699 – 0983 059 582
  • Tại Quảng Ninh: Số 116 Văn Lang, P.Hồng Gai, Tp.Hạ Long | SĐT: 0203 6570128 – 0972606773
  • Tại TP.HCM: Số 145 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận – SĐT: | (028) 7109 6699 – 0932 064 179
  • Website: thuocdantoc.org | Fanpage: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Bệnh vảy nến móng tay không có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị chỉ có thể làm giảm các triệu chứng và kiểm soát bệnh tốt hơn, không thể điều trị bệnh tận gốc.

Do đó, nếu móng tay xuất hiện các dấu hiệu của bệnh vảy nến hay bệnh nấm, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất. Ngoài ra, người bị vảy nến móng tay phải áp dụng thử các phương pháp điều trị để tìm ra phương pháp phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

Các biện pháp kiểm soát bệnh vảy nến móng tay

Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị bệnh vảy nến móng tay, bạn cũng nên lưu ý chăm sóc móng để làm cải thiện các triệu chứng hiệu quả hơn, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát.

Các biện pháp chăm sóc móng tay, bao gồm:

  • Luôn giữ móng tay sạch sẽ, gọn gàng để ngăn ngừa tình trạng vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, cũng như tránh cho móng bị gãy hay bị vỡ.
  • Bảo vệ tay: Đối với người phải tiếp xúc với các hóa chất thường xuyên, nên sử dụng đồ bảo hộ, găng tay để tránh gây kích ứng cho da và móng tay.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên để cung cấp độ ẩm cần thiết cho móng tay, làm mềm móng và da, cải thiện các triệu chứng của bệnh tốt hơn. Lưu ý, nên chọn các loại kem dưỡng ẩm có chứa thành phần dịu nhẹ, không gây kích ứng.
  • Với các trường hợp hay cạy hay cắn móng, nên bỏ thói quen này vì có nguy cơ gây nhiễm trùng và bùng phát các triệu chứng bệnh vảy nến.

Bệnh vảy nến và vảy nến móng tay đều có nguy cơ tái đi tái lại nhiều lần, do đó khi có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm để thời gian phục hồi bệnh nhanh, đồng thời thoát khỏi tình trạng móng tay bị tổn thương, ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Có thể bạn quan tâm:

Đọc toàn bộ bài viết