Vệ sinh nguồn nước, thực phẩm, ăn chín, uống sôi cần được lưu ý để đề phòng bệnh Viêm gan E - Bệnh viện 108

3 năm trước 29

Ca bệnh 1:

Bệnh nhân nam P.T.N 62 tuổi, sống, sinh hoạt ở Quỳnh Lưu, Nghệ An, không đi đâu xa nhiều tháng trước khi bị bệnh, nghề nghiệp làm ruộng.

1 tháng trước vào viện, bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi, sốt nóng nhẹ, ăn kém, không đau bụng, không nôn, sau đó hết sốt nhưng nước tiểu sẫm màu, vàng da vàng mắt tăng dần, ngứa nhiều.

Bệnh nhân vào viện trong tình trạng có biểu hiện suy gan cấp: ý thức tỉnh táo, đêm trằn trọc khó ngủ, đầy bụng khó tiêu, sợ thịt sợ mỡ, gan to dưới bờ sườn 2 cm

Các kết quả xét nghiệm chính: GOT/GPT 554/770 U/L; Bilirubin TP/TT 567/278 mcmol/L; T-Protid/Albumin 53/31,3 g/L; NH3 140 ng/mL; Prthrombin 60%; HBsAg âm tính, Anti HCV âm tính, Anti HAV-IgM âm tính, Anti HEV-IgM dương tính, PCR HEV máu dương tính, AMA2 âm tính

Siêu âm gan kích thước to, đường mật trong ngoài gan không giãn.

Bệnh nhân được chẩn đoán Viêm gan E cấp, điều trị theo phác đồ, bệnh diễn biến thuận lợi, xuất viện tiếp tục theo dõi ngoại trú sau 15 ngày điều trị

Ca bệnh 2:

Bệnh nhân nữ, N.T.T sinh năm 1988, ở nội thành Hà Nội, 2-3 tháng trước đó không đi đâu xa, làm nhân viên văn phòng

Đến phòng khám vì sốt nóng, đau đầu mệt mỏi, ăn kém ngày thứ 7 của bệnh, nước tiểu trong, không vàng da vàng mắt

Xét nghiệm GOT/GPT 357/346 U/L; Bilirubin TP 12 mcmol/L, HBsAg âm tính, Anti HCV âm tính, Anti HAV-IgM âm tính, Anti HEV-IgM dương tính, Elisa Dengue âm tính, siêu âm gan bình thường.

Bệnh nhân được chẩn đoán Viêm gan E cấp, điều trị ngoại trú theo phác đồ, sau 3 ngày hết sốt,  GOT/GPT giảm dần về bình thường ở lần kiểm tra sau đó 4 tuần. 

Nguồn: Bệnh viện 108

Đọc toàn bộ bài viết