Nhiễm khuẩn tiết niệu (NKTN)
-
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang hay thận và phát triển gây nhiễm khuẩn cho nước tiểu, cuối cùng ảnh hưởng nghiêm trọng đến từng cơ quan của hệ tiết niệu.
-
Đặc biệt trên các nhóm bệnh nhân nguy cơ cao có các yếu tố thuận lợi cho NKTN như dị tật đường tiết niệu, nằm lâu, có thai, đái tháo đường, các bệnh lý nghẽn tắc đường niệu và sỏi tiết niệu... thì tỷ lệ NKTN tăng lên nhiều lần.
Căn nguyên:
-
Các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu như E.coli, Klebsiella, Proteus, Enterobacter spp, P.aeruginosa, S. saprophyticus, ….
-
Trong các căn nguyên vi khuẩn này thì vi khuẩn Gram âm vẫn chiếm đa số.
- Tác nhân vi khuẩn gram âm đa kháng chủ yếu là E. coli, Klebsiella spp và Pseudomona spp.
Kháng kháng sinh:
- Các vi khuẩn gram âm đa kháng gây nhiễm khuẩn tiết niệu chủ yếu đã kháng hoàn toàn các kháng sinh như Ampicillin, kháng với Cephalosporin các thế hệ từ 91,4-100%, kháng Gentamycin từ 64,3-80%, kháng Ciprofloxacin, Norfloxacin từ 92,9-100%. E. coli và Klebsiella spp đề kháng với Trimethoprim/Sulfamethoxazol 66,7%-77,1%. Hầu hết các vi khuẩn này còn nhạy cảm tốt với Colistin.
- E. coli đa kháng còn nhạy cảm với các kháng sinh mới Imipenem và Meropenem (94,3%), Ertapenem 97,1%; nhạy cảm Amikacin 94,3% và Fosfomycin 100%. Vi khuẩn này kháng cao với Cephalosporin trên 90%.
- Klebsiella spp đa kháng đề kháng cao với Ciprofloxacin và Norfloxacin 100%, kháng hết với các kháng sinh Cephalosporin, Piperacilin/Tazobactam 93%, kháng cao với Amikacin (60%) và Gentamycin (80%), đề kháng với nhóm Carbapenem tỉ lệ cao nhất (60%) trong ba loài VK đa kháng gây NKTN.
- Pseudomonas spp đa kháng gây NKTN đề kháng với các kháng sinh nhóm Fluroquinonol khá cao: kháng Ciprofloxacin 92,9%, kháng Levofloxacin 100%; kháng với các kháng sinh nhóm Carbapenem như Imipenem là 50%, kháng Meropenem 42,9%; kháng Ticarcilin/ Acid clavulanic là 100%. Vi khuẩn này còn nhạy cảm tốt với Colistin.
Đánh giá nồng độ ức chế tối thiểu Imipenem và Meropenem:
- Đối với E. coli đa kháng: Phần lớn các chủng E. coli đa kháng có MIC của Imipenem và Meropenem ≤ 0,25 µg/ml (tương ứng 88,5% và 91,4%). MIC của Imipenem và Meropenem >16 µg/ml chiếm tỷ lệ ít hơn (2,9%)
- Đối với chủng đa kháng Klebsiella spp, MIC của Imipenem và Meropenem ≤ 0,25 µg/ml chiếm ≤ 40%, MIC của Imipenem và Meropenem >16 µg/ml chiếm tỉ lệ khá cao (60%).
- Nhận xét sơ bộ Klebsiella spp kháng với Imipenem và Meropenem mạnh mẽ hơn E. coli đa kháng.
- Chủng Pseudomonas spp đa kháng chỉ có 14,3% MIC Imipenem và Meropenem ≤ 0,25 µg/ml, nghĩa là vi khuẩn này nhạy cảm tốt với hai kháng sinh Carbapenem còn rất ít; có 42,9% MIC của Imipenem vượt qua điểm gây đề kháng 8µg/ml đồng nghĩa là 42,9% Pseudomonas spp đề kháng với Imipenem và 50% chủng này có MIC Meropenem ≥ 8µg/ml, trong đó MIC của Imipenem và Meropem >16µg/ml chiếm tỉ lệ khá cao (42,9%).
Vì vậy: Có phác đồ điều trị nhiễm khuẩn hợp lý theo kháng sinh đồ giúp các nhà lâm sàng nâng cao hiệu quả điều trị, làm giảm tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn và giảm chi phí cho bệnh nhân.
Nguồn: Bệnh viện 108