42Viêm amidan hốc mủ là bệnh lý về hô hấp thường gặp ở rất nhiều đối tượng hiện nay khiến người bệnh đau nhức họng, khó thở và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vậy viêm amidan hốc mủ có nên cắt không, nên cắt vào khi nào? Tất cả sẽ được giải đáp đầy đủ trong bài viết dưới đây.
Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không?
Viêm amidan hốc mủ có thể gây ra triệu chứng như hỏi thở có mùi, đau rát họng, ho có đờm, sốt cao, khàn tiếng, khó thở. Các biến chứng của bệnh vô cùng nguy hiểm như áp xe amidan, viêm cầu thận, suy tim hay thậm chí có thể gây tử vong nếu điều trị không kịp thời. Vậy viêm amidan hốc mủ có nên cắt không?
Phẫu thuật cắt bỏ amidan thường được chỉ định trong một số trường hợp biến chứng nặng của viêm amidan hốc mủ nhằm ngăn ngừa bệnh không viêm nhiễm lây lan trầm trọng hơn. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng được chỉ định cắt bỏ amidan. Bởi Amidan đóng vai trò khá quan trọng trong hệ miễn dịch, việc cắt bỏ cơ quan này có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe sau này của người bện như suy giảm hệ miễn dịch, đông máu, nhiễm trùng …
Tùy vào tình trạng cơ địa, diễn biến bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định có nên cắt amidan hay không. Nếu bệnh mới khởi phát người bệnh hoàn toàn có thể điều trị bằng thuốc Tây tại nhà kết hợp với việc thay đổi một lối sống lành mạnh vẫn mà vẫn chữa dứt điểm bệnh một cách an toàn và hiệu quả. Vì thế bạn cần sớm phát hiện để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Viêm amidan hốc mủ nên cắt khi nào?
Người bệnh viêm amidan hốc mủ sẽ được khám bệnh kỹ lưỡng để xác định nguyên nhân gây bệnh, giai đoạn bệnh cùng tình trạng sức khỏe thì mới có thể xác định có nên cắt amidan hay không. Các xét nghiệm về chức năng về gan, thận, đông máu,…cũng được thực hiện để đảm bảo người bệnh đủ khả năng tiến hành phẫu thuật, tránh các biến chứng xảy ra trong hoặc sau quá trình cắt bỏ amidan có thể gây tử vong.
Những trường hợp được chỉ định cắt amidan bao gồm
- Viêm amidan hốc mủ đã chuyển sang giai đoạn mãn tính, tái phát nhiều lần trong năm ( từ 5 – 6 lần trở lên)
- Người bệnh mắc một số bệnh do biến chứng của viêm amidan hốc mủ gây nên như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm mũi,….
- Amidan sưng to gây chèn ép thanh quản, khí quản, sưng đau nghiêm trọng có thể nổi hạch ở cổ gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.
- Viêm amidan hốc mủ biến chứng toàn thân gây ra các bệnh viêm khớp, viêm cơ tim, viêm cầu thận,…
- Đã điều trị bằng các phương pháp nội khoa khác nhưng không có kết quả.
- Nghi ngờ viêm amidan hốc mủ đã chuyển biến thành dạng ung thư amidan nguy hiểm.
Phẫu thuật cắt bỏ viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không
Việc cắt bỏ amidan là phương pháp cuối cùng sau khi dùng các loại thuốc điều trị mà không có hiệu quả tốt. Phẫu thuật cắt bỏ amidan hiện nay thường được áp dụng các phương pháp như dùng máy Coblation, dùng Laser hay dùng Sluder. Phẫu thuật amidan được tiến hành khá nhanh chóng, và an toàn. Sau phẫu thuật người bệnh có thể hơi đau nhức một chút nhưng sẽ biến mất nhanh chóng sau vài ngày khi sức khỏe ổn định hơn.
Tuy khá an toàn , nhưng trong một số trường hợp, phẫu thuật cắt bỏ viêm amidan hốc mủ vẫn có thể gây ra một số biến chứng sau
- Nhiễm trùng: Thường chỉ xảy ra nếu công đoạn tiệt trùng dụng cụ phẫu thuật không đảm bảo hoặc do quá trình phục hồi sau đó người bệnh thực hiện chưa đúng cách làm ảnh hưởng tới vết thương nơi amidan gây nhiễm trùng.
- Xuất huyết: Trong quá trình phẫu thuật nếu các bác sĩ vô tình tác động đến các mạch máu xung quanh amidan và có thể gây chảy máu nơi đây. Biến chứng này thường xuất hiện ngay sau 24h phẫu thuật. Bên cạnh đó một số tác động từ bênh ngoài của người bệnh đến vị trí vết thương cũng có thể gây ra tình trạng này.
- Sốc phản vệ với thuốc: Là tình trạng người bệnh bị dị ứng với một số loại thuốc được uống hoặc tiêm trước và sau khi phẫu thuật dẫn đến nôn mửa, ngất xỉu thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên thường bệnh nhân sẽ được làm một số xét nghiệm kiểm tra trước khi phẫu thuật để hạn chế tình trạng này.
Các biến chứng do phẫu thuật viêm amidan thường rất ít xảy ra nếu bạn chọn điều trị tại các bệnh viện uy tín và thực hiện đúng các chỉ định mà bác sĩ đưa ra sau phẫu thuật. Ngoài ra, bệnh số bệnh nhân viêm amidan sau phẫu thuật cũng có thể bị thay đổi giọng nói nhưng không quá nghiêm trọng.
Sau khi cắt bỏ amidan, hệ miễn dịch của người bệnh có phần suy yếu hơn, vì thế người bệnh cần tăng cường dinh dưỡng và bảo vệ bản thân để phòng tránh mắc các bệnh hô hấp. Ngoài ra, điều trị viêm amidan hốc mủ bằng cách phẫu thuật cũng được chống chỉ định với các bệnh nhân mắc các bệnh lý về máu, đái tháo đường, khớp, tim mạch… để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Các biện pháp điều trị viêm amidan hốc mủ mà không cần phẫu thuật
Với những trường hợp viêm amidan hốc mủ mới chỉ ở giai đoạn khởi phát với các triệu chứng nhẹ thì hoàn toàn có thể áp dụng các phương pháp điều trị nội khoa, các bài thuốc tại nhà đều đem đến hiệu quả điều trị rất tốt. Chưa kể các phương pháp này còn có phần an toàn và tốt cho sức khỏe hơn hẳn phẫu thuật. Nếu kiên trì điều trị theo đúng lộ trình của bác sĩ thì khả năng điều trị dứt điểm bệnh vẫn rất cao.
Dùng thuốc Tây
Dùng thuốc Tây là phương pháp đơn giản nhất để giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, khó chịu do viêm amidan hốc mủ gây ra. Các loại thuốc này sẽ giúp ức chế hoạt động của các vi khuẩn nhằm ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm khiến bệnh được thuyên giảm nhanh chóng.
Các loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị viêm amidan hốc mủ bao gồm
- Thuốc kháng sinh: Được chỉ định chủ yếu là các loại thuốc Augmentin, Amoxicillin… để ngăn chặn sự sinh sản của các vi khuẩn có hại.
- Thuốc giảm đau, chống viêm: Oropivalone, Alphachymotrypcin 4,2mg là nhóm thuốc được chỉ định để giảm tình trạng viêm nhiễm, đau nhức do amidan gây ra.
- Thuốc hạ sốt: Sự viêm nhiễm ở amidan có thể khiến người bệnh bị sốt khá cao. Các loại thuốc hạ sốt phổ biến được dùng như Ibuprofen, Paracetamol, Efferalgan, Hapacol
- Thuốc giảm xung huyết, giảm phù nề: Giảm các triệu chứng khàn giọng, mát tiếng do sự sưng to quá mức của amidan. Các loại thuốc được dùng như Achoay, Amitase.
- Một số loại thuốc khác: thuốc ho, thuốc giảm ngứa rát họng, kẹo ngậm, C sủi..
Việc sử dụng thuốc thường được chỉ định trong một thời gian ngắn theo một liều lượng nhất định. Nếu không thấy có dấu hiệu thuyên giảm bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chữa bệnh, không nên tự ý mua thêm thuốc uống tại nhà có thể gây ra tình trạng nhờn thuốc rất khó để điều trị.
Các bài thuốc dân gian
Bên cạnh dùng thuốc, người bệnh cũng cần tham khảo thêm một số bài thuốc dân gian tại nhà để có thể làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu đau nhức do viêm amidan hốc mủ gây ra. Các bài thuốc này sử dụng các loại thảo dược tự nhiên nên rất an toàn cho người sử dụng mà ai cũng có thể tự làm được tại nhà.
Một số bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm amidan hốc mủ để bạn tham khảo như
- Dùng gừng: Hãm vài lát gừng tươi với nước sôi trong 3-5 phút bạn đã có ngay một tách trà gừng nóng đem đến công dụng tuyệt vời trong việc làm dịu cổ họng và kháng khuẩn vùng amidan.
- Dùng tỏi: Tỏi là thảo dược có tính sát khuẩn cực kỳ mạnh giúp loại bỏ hết các vi khuẩn có hại trú ngụ trong các hốc amidan. Bạn chỉ cần dùng vài tép tỏi ép lấy nước rồi hấp cách thủy cùng mật ong trong 15 phút là đã có ngay một bài thuốc trị amidan hiệu quả.
- Dùng rau diếp cá: Xay rau diếp cá lấy nước sốt rồi đun sôi cùng nước vo gạo lần hai uống mỗi ngày sẽ thấy các triệu chứng viêm amidan hốc mủ thuyên giảm nhanh chóng.
- Dùng tinh bột nghệ: Pha tinh bột nghệ cùng mật ong nguyên chất và nước ấm giúp giảm ngứa rát cổ họng và ức chế sự viêm nhiễm trong amidan nhanh chóng.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể nấu ăn hằng ngày với các thảo dược như gừng, tỏi, tía tô, bạc hà để tăng cường hiệu nghiệm trong điều trị viêm amidan hốc mủ hơn. Chữa viêm amidan bằng mật ong cũng là bài thuốc hữu ích mà người bệnh nên tham khảo. Các vi khuẩn được loại bỏ, amidan không còn viêm nhiễm đồng nghĩa với việc bệnh sẽ được điều trị dứt điểm.
Chăm sóc và phòng chống bệnh viêm amidan hốc mủ
Viêm amidan hốc mủ không thể dứt điểm nếu người bệnh không thay đổi một lối sống khoa học và lành mạnh hơn. Ngoài ra, sau khi điều trị dứt điểm bệnh thì người bệnh cũng cần chú ý các vấn đề sau đây để đề phòng bệnh tái phát
- Đánh răng đúng cách hằng ngày, dùng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý để tiêu diệt hoàn toàn các vi khuẩn trong khoang miệng.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, nhất là các loại thực phẩm từ rau xanh và trái cây
- Uống đủ nước mỗi ngày, có thể dùng nước ép trái cây hay rau củ để tăng cường vitamin cho cơ thể.
- Ăn chín uống sôi, hạn chế ăn đồ tái sống, đồ lạnh.
- Tăng cường bổ sung dinh dưỡng, đạm, chất cơ, vitamin cùng các khoáng chất cho cơ thể từ rau củ, thịt cá, trái cây..
- Hạn chế ăn đồ ăn chiên xào, cay nóng, nhiều dầu mỡ, cay nóng
- Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá,… hay những chất có thể gây tổn thương vòm họng
- Giữ ấm cơ thể, mặc ấm trước khi ra đường, nhất là những ngày trời lạnh.
- Hạn chế tiếp xúc với các môi trường có thể gây kích ứng như khói bụi, ô nhiễm, bụi bẩn, phấn hoa…
- Luyện tập thể thao hằng ngày nhằm tăng cường sức đề kháng, hạn chế mắc bệnh.
- Giữ vệ sinh nơi ở sạch sẽ, ít khói bụi.
- Đeo khẩu trang trước khi ra ngoài để tránh tiếp xúc với các dị nguyên hoặc các bệnh có thể lây nhiễm qua đường hô hấp.
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn giải đáp băn khoăn viêm amidan hốc mủ có nên cắt không? Hãy đến ngay các bệnh viện uy tín để điều trị nếu việc dùng thuốc không có kết quả khả quan để tránh gây ra biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Đừng quên đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để phát hiện ra các nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh sớm nhất.