Viêm da cơ địa tái đi tái lại: Giải mã nguyên nhân và chữa dứt điểm

1 năm trước 24

Viêm da cơ địa tái đi tái lại ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sinh hoạt, cuộc sống và thẩm mỹ của người bệnh, bên cạnh đó bệnh cũng tác động đến tâm lý, người mắc bệnh luôn lo lắng, ám ảnh các triệu chứng của bệnh, khó điều trị dứt điểm. Hãy cùng tham khảo thông tin bài viết dưới đây để rõ hơn nguyên nhân khiến bệnh tái đi tái lại cũng như các phương pháp điều trị viêm da cơ địa dứt điểm.

 Giải mã nguyên nhân và chữa dứt điểmViêm da cơ địa tái đi tái lại: Giải mã nguyên nhân và chữa dứt điểm

Nguyên nhân khiến viêm da cơ địa tái đi tái lại

Viêm da cơ địa là bệnh da liễu mãn tính, bệnh có thể khởi phát ở mọi đối tượng từ trẻ sơ sinh, trẻ em đến người trưởng thành. Các triệu chứng điển hình của bệnh là tình trạng ngứa ngáy kéo dài dai dẳng, da phát ban, nổi các mụn nước li ti, tiết dịch đóng vảy tiết khiến da khô ráp và dày sừng.

Một số tác nhân hình thành bệnh và khiến bệnh bùng phát mạnh có liên quan đến cơ địa và một số yếu tố như rối loạn nội tiết tố, thần kinh căng thẳng, dị ứng thời tiết, tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên như hóa chất, mủ nhựa thực vật, phấn hoa,…

Phương pháp điều trị viêm da cơ địa chủ yếu sử dụng các loại thuốc uống kết hợp với thuốc bôi. Tuy nhiên, do bệnh thuộc dạng mãn tính và có xu hướng tái lại nhiều lần nên có thể theo suốt cuộc đời của người bệnh.

Theo các nghiên cứu, bệnh viêm da cơ địa tái đi tái lại do các nguyên nhân sau:

Suy giảm hệ miễn dịch và thể trạng kém

Theo các nghiên cứu cho thấy, các triệu chứng của viêm da cơ địa có nguy cơ bùng phát mạnh ở những người có thể trạng kém, suy giảm hệ miễn dịch. Bệnh thường có xu hướng khởi phát ở trẻ em, phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, người bị nhiễm HIV hay các bệnh ngoài da,…

Bên cạnh đó, khi thể trạng kém đi sẽ làm tăng phản ứng quá mẫn ở hệ miễn dịch, từ đó dễ gây ra các dị ứng và xuất hiện các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, nổi mề đay trên da.

Tiếp xúc với tác nhân gây bệnh thường xuyên

Các tác nhân như hóa chất, thực phẩm, thời tiết, phấn hoa, lông động vật, côn trùng,…Có nguy cơ gây kích ứng cao, gây ra các phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch, làm cho các kháng nguyên tăng cao, hoạt hóa tế bào lympho T, từ đó xuất hiện hiện các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa.

Đối với các trường hợp có tiền sử bị bệnh viêm da cơ địa, khi tiếp xúc với các dị nguyên có thể làm vùng da tổn thương lan rộng, các triệu chứng của bệnh kéo dài dai dẳng, các biện pháp chữa trị ngày càng không không mang lại hiệu quả cao.

Nguyên nhân khiến viêm da cơ địa tái đi tái lạiNguyên nhân khiến viêm da cơ địa tái đi tái lại

Căng thẳng thần kinh

Căng thẳng, áp lực kéo dài là tột trong các nguyên nhân khiến bệnh viêm da cơ địa thường xuyên tái phát. Các trường hợp bị viêm da cơ địa và một số bệnh ngoài da thường thuộc tuýp hệ thần kinh dễ bị kích thích. Do đó, khi căng thẳng, lo lắng lâu ngày sẽ khiến các triệu chứng của bệnh bùng phát và có nguy cơ lan sang các khu vực da lân cận.

Thông thường, những người gặp phải các vấn đề về thần kinh như trầm cảm, stress, lo âu,…Khi áp dụng các phương pháp điều trị sẽ không đạt được kết quả cao, vì vậy nên các triệu chứng thường kéo dài dai dẳng và hay tái lại.

Không điều trị bệnh

Một số người bệnh thường chủ quan, không tiến hành thăm khám và điều trị bệnh vì nghĩ rằng viêm da cơ địa là bệnh ngoài da, thường gặp và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy các triệu chứng của bệnh không tác động trực tiếp đến sức khỏe người bệnh.

Nhưng bệnh kéo dài và không có xu hướng tự thuyên giảm, các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn, đau rát khó chịu nếu không được kiểm soát có thể làm tăng mức độ tổn thương, cơ địa sẽ trở nên nhạy cảm hơn. Bệnh sẽ lâu khỏi và thường xuyên tái đi tái lại.

Tính chất bệnh

Viêm da cơ địa là một trong các bệnh da liễu có tính chất phức tạp, cả yếu tố bên trong và các tác nhân bên ngoài. Các chuyên gia ghi nhận được các triệu chứng của viêm da cơ địa có liên quan đến yếu tố di truyền cụ thể là sự bất thường của nhiễm sắc thể, Acetylcholine cao trong da, cơ địa nhạy cảm,…

Các yếu này khi kết hợp với các tác động từ bên ngoài như thời tiết, các dị nguyên, căng thẳng, áp lực,…sẽ làm hệ miễn dịch dị ứng và dẫn đến bùng phát bệnh. Đó cũng là một trong các nguyên nhân khiến bệnh viêm da cơ địa tái lại nhiều lần.

Ngoài các nguyên nhân trên, bệnh viêm da cơ địa có xu hướng tái lại có thể do vệ sinh da kém, không chăm sóc da thường xuyên, cào gãi, chà xát mạnh lên da, sử dụng các chất kích thích, uống nhiều bia rượu,…

Viêm da cơ địa tái đi tái lại có nguy hiểm không?

Về mặt tính chất bệnh viêm da cơ địa là bệnh ngoài da lành tính, các triệu chứng của bệnh kéo dài dai dẳng và tái lại nhiều lần. Bệnh gây tổn thương bề mặt da và kèm theo các biểu hiện như ngứa ngáy, đau rát. Phần lớn bệnh không tác động đến các chức năng bên trong cơ thể và sức khỏe tổng thể.

Viêm da cơ địa tái đi tái lại có nguy hiểm không?Viêm da cơ địa tái đi tái lại có nguy hiểm không?

Tuy nhiên, tình trạng bệnh viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần có thể dẫn đến một số biến chứng bao gồm:

Viêm da cơ địa bội nhiễm: Biến chứng này xảy ra khi khu vực da bị tổn thương không được vệ sinh và chữa trị đúng cách, tạo điều kiện chó các vi khuẩn, vi nấm xâm nhập gây ra tình trạng nhiễm trùng.

Viêm da thần kinh: Viêm da thần kinh hay còn gọi là lichen hóa, đây là một hiện tượng tổn thương da thứ phát. Bệnh xuất hiện khi các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa kéo dài và tái lại nhiều lần. Bệnh viêm da thần kinh điển hình với tình trạng da bị thâm, dày sừng và ngứa ngáy dữ dội.

Tăng nguy cơ mắc các bệnh cơ địa: Khi các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ kích thích tăng sản sinh kháng nguyên IgE, khiến cơ địa trở nên nhạy cảm hơn, từ đó có nguy cơ gây ra các bệnh liên quan đến cơ địa như hen suyễn, viêm kết mạc dị ứng, viêm da dị ứng, sốt cỏ khô,…

Ngoài các biến chứng trên, bệnh viêm da cơ địa tái phát nhiều lần sẽ tác động đến chất lượng cuộc sống như ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ, cơ thể trở nên suy nhược, tự ti do làn da bị dày sừng, thâm viêm do bệnh lý gây ra,…

Các biện pháp chữa viêm da cơ địa tái đi tái lại

Đối với các trường hợp viêm da cơ địa tái lại nhiều lần, bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần kết hợp với cách chăm sóc da, đồng thời tăng cường kháng thể và tránh các tác nhân gây kích ứng cao.

Điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ

Bệnh viêm da cơ địa khiến da trở nên khô hơn, ngứa ngáy, bong tróc, dày sừng, thâm nhiễm khiến người bệnh khó chịu. Để làm cải thiện các triệu chứng này, bác sĩ da liễu có thể áp dụng một số phương pháp điều trị như sau:

Sử dụng thuốc bôi tại chỗ: Các loại thuốc bôi thường được chỉ định trong điều trị các bệnh ngoài da, trong đó có viêm da cơ địa. Thuốc có công dụng giảm ngứa ngáy, làm dịu da, cải thiện tình trạng khô da, nứt nẻ, bong tróc, đồng thời ngăn ngừa hiện tượng lây lan và nhiễm trùng.

Các loại thuốc bôi thường được bác sĩ dùng cho người bị viêm da cơ địa như: Thuốc bôi ức chế calcineurin, thuốc bôi có chứa corticoid, thuốc bôi kháng sinh,…

Điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩĐiều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ

Nhóm thuốc uống: Trường hợp các loại thuốc bôi không thể đáp ứng được điều trị, bác sĩ sẽ kết hợp thêm các loại thuốc uống để kiểm soát các triệu chứng của bệnh hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đa số các loại thuốc uống này đều có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.

Do đó, người bệnh không được tự ý dùng thuốc điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc uống được áp dụng phổ biến trong điều trị viêm da cơ địa như: Thuốc kháng Histamin thế hệ I, thuốc có chứa corticoid, thuốc kháng nấm, thuốc kháng sinh,…

Liệu pháp ánh sáng: Phương pháp này chỉ áp dụng cho các trường hợp các triệu chứng của bệnh tái lại nhiều lần, dùng thuốc điều trị không mang lại hiệu quả. Liệu pháp ánh sáng được thực hiện bằng cách dùng các tia UV chiếu lên vùng da bị tổn thương, giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, dày sừng, làm ức chế quá trình giải phóng các chất gây dị ứng,…

Tăng cường sức đề kháng và thể trạng

Phần lớn, bệnh viêm da cơ địa chỉ xuất hiện ở những người cơ địa nhạy cảm, hệ miễn dịch và thể trạng kém. Do đó, để làm giảm nguy cơ bệnh bùng phát nhiều lần cũng như kiểm soát các triệu chứng của bệnh được tốt hơn, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện và sinh hoạt hợp lý để nâng cao thể trạng và tăng sức đề kháng như:

  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tránh dung nạp các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao, thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, nhiều đường, hạn chế uống bia, rượu, hút thuốc lá.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ sớm, ngủ đủ giấc để giảm căng thẳng thần kinh, tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao thể trạng.
  • Tránh căng thẳng, áp lực, lo lắng quá mức, đồng thời giảm khối lượng công việc để tâm trạng thoải mái hơn ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh bùng phát.
  • Vận động, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức đề kháng. Một số bộ môn phù hợp với người bị viêm da cơ địa như bơi lội, yoga, ngồi thiền,…
  • Mỗi ngày nên dành từ 10 phút để tắm nắng sớm, thời gian thích hợp từ 6:00- 9:00 sáng, lúc này cơ thể có thể hấp thụ các vitamin D, giúp tăng cường miễn dịch, cải thiện sức khỏe của xương và các hoạt động chuyển hóa của da.

Chăm sóc da đúng cách và tránh xa dị nguyên

Các dị nguyên sẽ tác động trực tiếp khiến các triệu chứng của viêm da cơ địa bùng phát với tần suất cao. Để ngăn ngừa bệnh tái đi tái lại, bạn cần tránh xa các yếu tố gây bệnh trực tiếp, đồng thời kết hợp chăm sóc da đúng cách để kiểm soát bệnh được tốt nhất.

Chăm sóc da đúng cách và tránh xa dị nguyênChăm sóc da đúng cách và tránh xa dị nguyên
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên như hóa chất, côn trùng, mủ nhựa thực vật, phấn hoa, lông động vật,…
  • Nên lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, có nguồn gốc, phù hợp với làn da của người bệnh, để tránh tình trạng kích ứng da làm bùng phát các triệu chứng của viêm da cơ địa. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp.
  • Vệ sinh da thường xuyên, mỗi ngày 2 lần, kết hợp với dưỡng ẩm để đảm bảo độ ẩm cần thiết cho da, làm mềm da, tránh tình trạng khô ráp, bong tróc gây ngứa ngáy.
  • Tránh dung nạp các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao như hải sản, thịt gà, thịt bò, bia, rượu,…
  • Tránh để da tiếp xúc với nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp vì có thể tác độ đến độ ẩm tự nhiên của da. Ngoài ra, người bệnh cũng hạn chế chà xát, cào gãi mạnh lên vùng da bị tổn thương.
  • Vệ sinh sạch môi trường sống, có thể kết hợp sử dụng máy tạo độ ẩm, máy lọc không khí để duy trì độ ẩm phù hợp và loại bỏ dị nguyên.
  • Một số loại thuốc có thể gây kích thích các triệu chứng viêm da cơ địa bùng phát. Vì vậy, trong quá trình điều trị, bạn nên thông báo với bác sĩ chuyên khoa về tiền sử bệnh để được áp dụng các loại thuốc điều trị phù hợp.

Bệnh viêm da cơ địa tái đi tái lại ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và tâm lý của người bệnh, bên cạnh đó, các triệu chứng nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh, bạn nên chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị hợp lý.

Có thể bạn quan tâm:

Đọc toàn bộ bài viết