“Viêm họng hạt có nguy hiểm không? Có gây ung thư không?” là thắc mắc phổ biến của hầu hết bệnh nhân. Hãy cùng chúng tôi tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Viêm họng hạt có nguy hiểm không? Có gây ung thư không?
Bệnh viêm họng hạt xuất hiện nếu niêm mạc họng bị tổn thương và viêm nhiễm lâu ngày nhưng không được chăm sóc cẩn thận và điều trị dứt điểm. Virus, vi khuẩn, không khí ô nhiễm, môi trường khói bụi… chính là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh lý này. Ngày nay, viêm họng hạt trở thành căn bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi và khó được chữa trị tận gốc.
Khi chuyển biến khó lường và bước vào giai đoạn nguy hiểm, viêm họng cấp tính sẽ phát triển thành viêm họng hạt mạn tính. Theo thời gian, nếu không được xử lý kịp thời, vấn đề này có thể gây ra biến chứng ung thư vòm họng.
Các chuyên gia cho biết, bệnh viêm họng hạt nói chung và bệnh viêm họng hạt mạn tính nói riêng có khả năng kích thích hoạt động của các tế bào ác tính. Tình trạng viêm nhiễm tại niêm mạc họng diễn biến phức tạp và tái phát thường xuyên khiến tế bào lympho ở thành sau cổ họng sưng tấy và phình to. Sau đó, virus, vi khuẩn gây bệnh tập trung trú ngụ tại vòm họng để hình thành những hạt mềm mạn tính.
Lưu ý, các biểu hiện của bệnh viêm họng hạt mạn tính và ung thư vòm họng tương đối giống nhau. Đây đều hai bệnh lý về đường hô hấp điển hình với mức độ nguy hiểm khác nhau. Bệnh ung thư vòm họng có thể khiến bệnh nhân tử vong mà không thể cứu chữa. Trong khi đó, xét về bản chất, viêm họng hạt vẫn là một bệnh lý lành tính và có thể điều trị tận gốc.
Khi phát triển thành dạng mạn tính, bệnh viêm họng hạt sẽ dẫn đến nhiều biến chứng khó lường như:
- Biến chứng tại chỗ: viêm amidan, viêm amidan hốc mủ, áp xe xung quanh họng (thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh)
- Biến chứng gần: viêm xoang, viêm mũi, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản…
- Biến chứng xa: viêm cầu thận, viêm khớp, viêm màng ngoài tim
Tóm lại, bệnh viêm họng hạt có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Do đó, ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường, bạn cần chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ điều trị kịp thời.
Phương pháp điều trị bệnh viêm họng hạt
Hiện nay, có nhiều phương pháp chữa bệnh viêm họng hạt khác nhau. Trong đó, sử dụng thuốc Tây, áp dụng bài thuốc Đông y và thực hành mẹo dân gian là ba giải pháp an toàn và phổ biến nhất:
Sử dụng thuốc Tây
Trong quá trình điều trị nội khoa, bên cạnh các loại thuốc giảm đau thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định thêm thuốc kháng sinh (cephalexin, amoxicillin, erythromycin) để ức chế sự sinh sôi – phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
Ưu điểm của phương pháp chữa bệnh này là đơn giản, tiện lợi và tác dụng tức thì. Tuy nhiên, thuốc Tây có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn (rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng gan – thận…). Hơn nữa, sau một thời gian dài dùng thuốc kháng sinh, bệnh nhân dễ bị nhờn thuốc. Hiệu quả điều trị từ đó giảm đi đáng kể.
Áp dụng bài thuốc Đông y
Đông y quan niệm, viêm họng hạt là bệnh lý thuộc chứng hầu tý. Tình trạng này khởi phát khi yếu tố ngoại cảm phong hàn kết hợp với yếu tố nhiệt đàm bên trong cơ thể, lâu dần gây ra tổn thương phế âm.
Hiện nay, ngành y học cổ truyền đã đào sâu nghiên cứu nhiều bài thuốc tương ứng với từng thể bệnh viêm họng hạt cụ thể. Để loại bỏ triệt để gốc rễ bệnh lý, Đông y tập trung:
- Thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, đẩy lùi tà khí và tiêu diệt vi khuẩn
- Kháng viêm, tiêu đờm, trừ chướng, cân bằng âm dương
- Nhuận tràng, nhuận phế, sát trùng, ức chế phản xạ ho, hồi phục chức năng tạng phủ
Với thành phần thảo dược tự nhiên an toàn, lành tính, các bài thuốc Đông y có thể từ từ ngấm vào cơ thể và phát huy công dụng chữa bệnh tối đa. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi người bệnh phải kiên trì áp dụng trong một khoảng thời gian dài, không chủ quan, nóng vội, bỏ dở liệu trình.
Thực hành mẹo chữa bệnh dân gian
Theo kinh nghiệm dân gian, mỗi loại dược liệu thiên nhiên đều mang trong mình thành phần dược tính quý giá với công dụng chữa bệnh thần kỳ. Các bài thuốc Nam từ mật ong nguyên chất, húng quế, húng chanh, lá lược vàng, quất hồng bì… có thể kiểm soát và đẩy lùi triệu chứng khàn tiếng, đau họng, mệt mỏi, ho có đờm…
Những mẹo dân gian này rất đơn giản và an toàn. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị vẫn còn phụ thuộc vào thể trạng, cơ địa cùng khả năng hấp thụ của mỗi bệnh nhân. Ngoài ra, các bài thuốc này chỉ hỗ trợ chữa bệnh và hoàn toàn không thể triệt tiêu căn nguyên gây bệnh.
Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm họng hạt
Viêm họng hạt là căn bệnh lành tính. Thế nhưng, nếu không chữa bệnh tích cực và dứt điểm, tình trạng này sẽ nhanh chóng phát triển thành dạng mạn tính, thường xuyên tái phát và rất khó điều trị. Do đó, để giảm thiểu nguy cơ mắc phải bệnh lý, độc giả cần lưu ý:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, súc miệng bằng nước muối sinh lý
- Luôn mang khẩu trang khi ra khỏi nhà
- Hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc bệnh về đường hô hấp
- Không tiếp xúc với không khí ô nhiễm, môi trường khói bụi, lông thú, hóa chất, phấn hoa
- Tránh đến khu vực đông người
- Giữ ấm cơ thể (nhất là vùng ngực và cổ) khi thời tiết đột ngột thay đổi
- Cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể (1.5 – 2 lít/ngày) thông qua việc bổ sung nước lọc, trà thảo mộc và nước ép trái cây
- Tăng cường dung nạp rau xanh, trái cây và các loại thịt cá
- Kiêng cữ thức ăn nhanh, đồ ngọt, thực phẩm đóng hộp, món ăn cay nóng, nhiều gia vị, giàu dầu mỡ
- Tránh xa thuốc lá, cà phê, bia rượu, trà đặc, nước ngọt và các chất kích thích
- Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ăn ngủ khoa học, đúng giờ
- Tập luyện thể dục thể thao điều độ
- Duy trì tinh thần vui vẻ, lạc quan và thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi
Bài viết này đã cung cấp một số thông tin hữu ích và giải đáp ngắn gọn câu hỏi: “Viêm họng hạt có nguy hiểm không? Có gây ung thư không?” Để chủ động phòng ngừa biến chứng nguy hiểm, bạn cần thăm khám ngay lập tức khi phát hiện các triệu chứng bất thường, đồng thời tuân thủ nghiêm túc mọi chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.