Viêm họng hạt nên kiêng gì để điều trị nhanh khỏi?

1 năm trước 23

Viêm họng hạt là tình trạng niêm mạc họng bị viêm nhiễm kéo dài, là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra. Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống, nắm được người bị viêm họng hạt nên kiêng gì để hỗ trợ điều trị, giúp các triệu chứng của bệnh nhanh chóng thuyên giảm.

Viêm họng hạt nên kiêng gì để điều trị nhanh khỏi, tránh làm các triệu chứng của bệnh nghiêm trọng hơn là thắc mắc chung của nhiều ngườiViêm họng hạt nên kiêng gì để điều trị nhanh khỏi, tránh làm các triệu chứng của bệnh nghiêm trọng hơn là thắc mắc chung của nhiều người

Viêm họng hạt nên kiêng gì? 

Viêm họng hạt được chia thành hai dạng là cấp tính và mãn tính, bệnh thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi, các triệu chứng thường gặp bao gồm đau họng, khó nuốt thức ăn, ngứa họng, vướng họng, ho, sốt cao… Do đó, người bệnh thường có cảm giác khó chịu, chán ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Các nguyên nhân khiến viêm họng hạt dễ tái phát là do tiếp xúc với khói bụi, không khí ô nhiễm, niêm mạc họng yếu, dễ tổn thương; lạm dụng thuốc kháng sinh; sức đề kháng yếu; người bệnh chủ quan, thói quen khạc nhổ khiến mao mạch họng, niêm mạc họng tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.

Để cải thiện tình trạng này, bạn cần nắm được viêm họng hạt nên kiêng gì để hỗ trợ điều trị, bồi bổ nâng cao sức khỏe, tránh bệnh tái phát:

1. Thực phẩm thô cứng

Những thực phẩm có kết cấu thô, khô cứng như rau chưa nấu chín, bánh mì nướng khô, các loại hạt như óc chó, hạt dưa, hạnh nhân, hạt dẻ… không tốt cho người mắc bệnh viêm họng hạt. Mặc dù đây là những thực phẩm tốt cho sức khỏe, có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng lại không tốt cho người bị viêm họng hạt. Lý do là lúc này niêm mạc họng tổn thương, việc sử dụng thức ăn thô cứng chỉ khiến niêm mạc vòm họng dễ bị trầy xước làm chứng đau họng trở nên nghiêm trọng hơn.

Vì thế, tốt nhất bạn nên hạn chế sử dụng các thực phẩm này, thay vì sử dụng thức ăn khô cứng thì nên chọn những loại có tính mềm, dễ nuốt như cháo, soup, sinh tố, thịt hầm, sữa chua… Các thực phẩm này vừa giàu dưỡng chất, dễ nuốt, tốt cho hệ tiêu hóa mà còn cải thiện được các triệu chứng do bệnh viêm họng hạt gây ra. 

2. Viêm họng hạt nên kiêng đồ ăn cay nóng

Câu trả lời cho thắc mắc viêm họng hạt nên kiêng ăn gì mà bạn không thể không biết đến chính là thức ăn cay nóng. Đồ ăn cay nóng có thể gây ra tình trạng kích ứng cổ họng, khiến tình trạng sưng viêm, đau rát ở vòm họng nghiêm trọng hơn. Các thực phẩm này bao gồm tiêu, ớt, mù tạc, cà ri, đinh hương, nhục đậu khấu… 

Mặc dù đồ cay nóng không tốt cho người bị viêm họng hạt, tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng gừng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Gừng mặc dù tính nóng nhưng lại có đặc tính kháng viêm kháng khuẩn, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Gừng cũng giúp giảm đau, xoa dịu tình trạng đau rát khó chịu ở cổ họng người bệnh.

3. Thực phẩm có tính acid

Khi bị viêm họng, người bệnh nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng. Mặc dù các thực phẩm như cam quýt, trái cây có múi như chanh bưởi giàu vitamin C nhưng lại có tính acid cao, do đó bạn cần hạn chế sử dụng các thực phẩm này.

Lý do là các thực phẩm giàu acid dễ gây kích thích niêm mạc họng, khiến các triệu chứng của bệnh nghiêm trọng hơn. Vì thế, thay vì lựa chọn các thực phẩm như cam quýt, bưởi thì bạn nên bổ sung vitamin C bằng những thực phẩm có đặc tính làm dịu cổ họng như đào, kiwi, chuối, đu đủ, việt quất… Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, tốt cho sức khỏe trong khẩu phần ăn như cải xoăn, ớt chuông…

4. Đồ lạnh

Khi bị viêm họng hạt, người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng những thực phẩm, đồ ăn lạnh như nước đá, kem, thực phẩm trái cây còn lạnh. Nguyên nhân là lúc này niêm mạc họng đã tổn thương, nếu bạn sử dụng các thức uống, đồ ăn lạnh sẽ gây ra nguy cơ bỏng  lạnh. Hơn nữa, các thực phẩm này còn khiến cơ thể sản xuất thêm nhiều chất dịch nhầy làm các triệu chứng của bệnh trở nên khó chịu hơn. Các thực phẩm lạnh cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, làm thời gian khỏi bệnh kéo dài hơn. 

5. Viêm họng hạt nên kiêng ăn đồ chiên nướng

Các thực phẩm chiên nướng, nhiều dầu mỡ vừa thô cứng vừa chứa dầu mỡ dễ gây tổn thương niêm mạc họng. Không chỉ vậy, khi ăn nhiều sẽ khiến cơ thể tiết chất dịch nhầy gây đờm và viêm nặng hơn. Bên cạnh đó, lượng dầu mỡ trong món ăn cũng có thể gây ức chế hệ thống miễn dịch, vừa gây hại cho cổ họng, vừa khiến các triệu chứng của bệnh nghiêm trọng hơn.

Đồ chiên, nướng không chỉ nhiều dầu mỡ mà còn khô cứng dễ gây kích thích niêm mạc họngĐồ chiên, nướng không chỉ nhiều dầu mỡ mà còn khô cứng dễ gây kích thích niêm mạc họng

6. Các thực phẩm khác

Ngoài các thực phẩm đã đề cập, người bị viêm họng hạt cũng nên kiêng ăn những thực phẩm sau đây:

  • Thực phẩm giàu chất béo: như thịt đỏ, các sản phẩm từ sữa (trừ sữa chua), các thực phẩm được chế biến ở dạng chiên, rán, xào vì chúng gây khó tiêu, ức chế hệ miễn dịch, kích thích niêm mạc họng, làm các triệu chứng đau rát khó chịu xuất hiện thường xuyên hơn
  • Thực phẩm nhiều đường: Các thực phẩm nhiều đường có chứa Arginine, đây là chất có thể làm tăng chất nhầy trong cổ họng, làm chậm quá trình hồi phục, tạo điều kiện cho các siêu vi sinh phát triển. Do đó, người bệnh nên tránh xa các thực phẩm như đậu phộng, bánh kẹo, socola… 
  • Đồ uống có gas, có cồn: Đây là những đồ uống có chứa chất kích thích làm cản trở đến quá trình hồi phục của cơ thể, có nguy cơ gây ra các bệnh lý nguy hiểm. Các thực phẩm này là bia, rượu, cà phê, nước ngọt có gas…

Viêm họng hạt nên ăn gì?

Bên cạnh thắc mắc viêm họng hạt nên kiêng gì, người bệnh cũng cần nắm được các thực phẩm tốt cho sức khỏe, hỗ trợ tốt cho quá trình hồi phục. Các thực phẩm này là:

  • Các thực phẩm dễ nuốt, bồi bổ sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch như sữa chua, sữa trứng, chuối, táo, ngũ cốc nấu chín, súp, nước canh
  • Mật ong giúp chữa đau họng, làm dịu niêm mạc họng do có tính kháng khuẩn, sát khuẩn, bổ sung dưỡng chất cho cơ thể và nâng cao sức đề kháng. Bạn có thể dùng mật ong trộn với chanh, ngậm trong miệng, nuốt từ từ để làm dịu cổ họng
  • Các thực phẩm như canh gà, súp gà cũng hỗ trợ rất tốt cho việc làm giảm các triệu chứng của bệnh cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng hạt; do có khả năng kháng viêm nhẹ, làm giảm sưng nề, hạn chế virus tiếp xúc với niêm mạc họng. Bạn có thể thêm vào súp hay canh gà các nguyên liệu như củ cải, khoai lang, cà rốt, tỏi, cần tây, hành tím… 
  • Củ nghệ cũng là thực phẩm tốt cho người bị viêm họng hạt, loại gia vị này có đặc tính sát khuẩn, chống viêm, bạn có thể dùng kết hợp với mật ong hoặc thêm vào khẩu phần ăn hằng ngày để hỗ trợ điều trị.
  • Thực phẩm giàu protein đặc biệt là trứng giàu dinh dưỡng, có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng giúp giảm đau và sưng viêm ở niêm mạc họng rất tốt. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn ở dạng luộc, hấp, nấu canh, không nên rán, chiên có dầu mỡ.
  • Gừng là gia vị điều trị viêm họng rất tốt, bạn có thể hãm gừng với nước nóng, nhấp nuốt từ từ khi còn ấm hoặc sử dụng làm gia vị trong nấu ăn để hỗ trợ điều trị.
  • Thực phẩm giàu vitamin C như dâu tây, đu đủ, dưa hấu, ớt chuông, cải xoăn… đều giúp ngăn ngừa sự phát triển của các virus, vi khuẩn và hỗ trợ đào thải chúng ra ngoài cơ thể.

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa viêm họng hạt

Viêm họng hạt là bệnh dễ tái phát, nhất là khi người bệnh chủ quan bỏ qua các triệu chứng của bệnh hoặc không có chế độ chăm sóc phù hợp. Mặc dù không nguy hiểm tính mạng nhưng bệnh lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khiến người bệnh thường xuyên khó chịu, suy giảm sức khỏe. 

Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trịUống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị

Để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tái phát, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Uống nhiều nước, tốt nhất từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày bao gồm nước lọc, nước ép trái cây, súp, nước canh… tốt nhất bạn nên uống nước ấm để giúp cổ họng không bị đau và khô.
  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng, súc miệng bằng nước muối mỗi ngày sau khi đánh răng để làm sạch răng miệng, ngăn ngừa các vi khuẩn ở vòm họng phát triển
  • Tuyệt đối phải tránh xa các thức uống, đồ ăn quá lạnh vì nhiệt độ thấp có thể gây bỏng lạnh làm kích ứng niêm mạc họng khiến các triệu chứng của bệnh thêm nghiêm trọng hơn.
  • Thực phẩm quá nóng cũng có thể gây kích ứng cổ họng đang bị sưng đau, do đó để tránh ảnh hưởng, bạn nên để đồ ăn, thức uống nguội dần trước khi sử dụng để tránh làm tổn thương cổ họng
  • Có thể sử dụng kẹo ngậm, thuốc ho, các loại thuốc giảm đau không kê đơn như Acetaminophen, Ibuprofen, Naproxen để hỗ trợ làm giảm triệu chứng. Tuy nhiên, không nên dùng Aspirin cho trẻ dưới 18 tuổi vì có thể gây ra hội chứng Reye đe dọa đến sức khỏe.
  • Nếu không khí hanh khô, bạn có thể xông hơi hoặc dùng máy tạo độ ẩm để giữ ẩm cho không khí. Bởi lẽ không khí quá khô sẽ làm khô và tăng kích  ứng ở niêm mạc họng khiến các triệu chứng của bệnh nghiêm trọng hơn.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc viêm họng hạt nên kiêng gì để điều trị nhanh khỏi. Nếu các triệu chứng của bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, có thể kèm theo sốt ớn lạnh thì tốt nhất bạn nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp.

Đọc toàn bộ bài viết