Viêm loét hang vị dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa thường gặp, xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu do chế độ ăn uống không khoa học làm tổn thương hang vị dạ dày. Do đó, để hỗ trợ quá trình điều trị, giúp bệnh nhanh khỏi, người bệnh cần nắm được viêm loét hang vị dạ dày nên ăn gì. Nếu bạn đang thắc mắc về vấn đề này thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây.
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn khi bị viêm loét hang vị dạ dày
Viêm loét hang vị dạ dày là tình tràng niêm mạc dạ dày tổn thương, được chia thành nhiều cấp độ như viêm trợt dạ dày, viêm xung huyết, loét nông, loét dạ dày, thủng dạ dày… Các nguyên nhân gây tình trạng viêm loét hang vị dạ dày thường gặp là do vi khuẩn HP, nấm, ký sinh trùng, do căng thẳng stress, do chế độ ăn uống không khoa học, dùng các thực phẩm gây kích ứng làm rối loạn môi trường acid dạ dày… Do đó, để hỗ trợ quá trình điều trị, người bệnh cần nắm được nguyên tắc xây dựng chế độ ăn để có sự điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Viêm loét hang vị dạ dày là bệnh thường xảy ra ở người trong độ tuổi trung niên và người già với các triệu chứng đặc trưng là đau thượng vị, buồn nôn, chướng bụng đầy hơi… Khi được phát hiện sớm, bạn sẽ có thể dễ dàng điều trị, quá trình điều trị cũng thuật lợi hơn. Tuy nhiên, nếu bạn chủ quan, bỏ qua các triệu chứng của bệnh thì bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính, khó điều trị, dễ xảy ra biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày… Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý để hỗ trợ điều trị bệnh.
Khi xây dựng chế độ ăn, cần lưu ý những nguyên tắc sau đây:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất, tránh các thực phẩm gây kích ứng dạ dày
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, không nên để bụng quá đói rồi mới ăn
- Tránh ăn quá no, quá nhiều thực phẩm để tránh gây áp lực cho hệ tiêu hóa
- Ăn chậm nhai kỹ, ưu tiên chế biến thực phẩm ở dạng mềm lỏng dễ tiêu hóa
- Uống nhiều nước, cung cấp đủ nước cho cơ thể để làm loãng dịch vị acid
Viêm loét hang vị dạ dày nên ăn gì?
Viêm loét hang vị dạ dày nên ăn gì là thắc mắc chung của nhiều người. Để thúc đẩy quá trình điều trị, cải thiện hoạt động của dạ dày, làm dịu cảm giác khó chịu, người bệnh nên ăn các thực phẩm sau đây:
1. Thực phẩm có chứa Protein
Khi mắc viêm loét hang vị dạ dày, người bệnh dễ bị suy giảm sức khỏe, suy nhược cơ thể do dạ dày tiết dịch và co thắt quá mức khiến người bệnh chán ăn, ăn uống không ngon miệng, không có hứng thú với thức ăn. Để tránh tình trạng suy nhược cơ thể, thiếu hụt năng lượng để hoạt động, người bệnh nên tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa protein.
Nhóm thực phẩm này sẽ giúp phục hồi các tổn thương của cơ thể, nâng cao sức đề kháng. Mặc dù protein tốt cho sức khỏe, thế nhưng chỉ nên bổ sung ở mức độ vừa phải, chọn những thực phẩm ít chất béo. Bao gồm trứng, đậu nành, thịt gà, các chế phẩm từ sữa… Đặc biệt nếu dùng sữa thì cần tránh dùng lúc đói để không làm tăng tiết dịch vị và kích thích dạ dày.
2. Nhóm thực phẩm giàu chất béo lành mạnh
Người bệnh viêm loét hang vị dạ dày không nên ăn quá nhiều chất béo nhưng những chất béo lành mạnh như Omega-3, Omega-6 lại rất tốt cho sức khỏe, cần được tăng cường bổ sung trong khẩu phần ăn. Những chất béo này tạo nên lớp màng bao phủ niêm mạc dạ dày, tạo thành lớp bảo vệ, ngăn chặn vùng viêm bị dịch vị dạ dày ăn mòn. Không chỉ vậy, chúng còn thúc đẩy quá trình làm lành các tổn thương, kháng viêm, làm giảm sự tấn công của các gốc tự do.
Bên cạnh đó, nhóm thực phẩm giàu chất béo lành mạnh này còn giúp làm chậm quá trình lão hóa, điều hòa hoạt động của nhu động ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, cải thiện hoạt động của não bộ và tim mạch. Những thực phẩm tốt cho sức khỏe, trả lời cho thắc mắc viêm loét hang vị dạ dày nên ăn gì của người bệnh là cá mòi, cá hồi, dầu oliu, bơ thực vật, hạt lanh…
3. Viêm loét hang vị dạ dày nên ăn thực phẩm giàu tinh bột
Các thực phẩm giàu tinh bột rất tốt cho sức khỏe của người bị viêm loét hang vị dạ dày. Chúng có khả năng thấm hút dịch vị, từ đó giúp làm giảm nồng độ axit trong dạ dày và cải thiện được các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng, đau thượng vị, trào ngược axit dạ dày… Nhóm thực phẩm giàu tinh bột cũng giúp tạo thành lớp màng bao bọc bảo vệ vùng niêm mạc dạ dày, thúc đẩy làm lành các tổn thương, tránh tình trạng vết loét lan rộng khiến bệnh chuyển biến nghiêm trọng.
Đặc biệt, các thực phẩm của nhóm này còn chứa nhiều dưỡng chất và nguồn năng lượng dồi dào. Có thể bổ sung năng lượng cho cơ thể, khắc phục được tình trạng suy nhược, mệt mỏi khi bị viêm loét hang vị dạ dày. Các thực phẩm này là bánh mì, cơm, gạo nếp, bột sắn… Người bệnh cũng có thể ăn khoai lang nhưng tránh ăn lúc đói, cũng đừng ăn quá nhiều để tránh gây chướng bụng, ợ chua, ợ hơi…
4. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa là những chất có tác dụng ngăn ngừa, hạn chế tổn thương của tế bào do các gốc tự do gây ra. Chất chống oxy hóa có thể bổ sung bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như rau quả, trái cây có chứa selen, vitamin A, vitamin C, vitamin E, beta-carotene, lutein, lycopene…
Các chất chống oxy hóa có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, kích thích tái tạo mô, bảo vệ phục hồi lớp niêm mạc tổn thương, từ đó bảo vệ niêm mạc dạ dày một cách hiệu quả. Hơn hết, các hợp chất như apigenin có thể ức chế sự tăng trưởng của các tế bào bất thường.
Các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có thể kể đến như:
- Vitamin A trong gan, bơ, trứng, sữa
- Vitamin C trong hầu hết các loại rau quả, trái cây đặc biệt là ổi, dâu tây, đu đủ, kiwi, cam, dưa lưới, bông cải xanh, cà chua, cải bruxen, cải xoăn, súp lơ…
- Vitamin E trong các loại hạt như hạt hướng dương, hạnh nhân, đậu phộng, hạt dẻ, rau bina, cải xoăn, dầu hạt cải, dầu đậu nành…
- Beta-carotene được tìm thấy trong các loại trái cây, rau quả nhiều màu như cà rốt, mơ, dưa lưới, xoài, đào, bông cải xanh, bí đỏ, củ cải đường, rau bina, rau lá xanh, khoai lang…
- Lutein được tìm thấy trong cải xoăn, ngô, đậu Hà Lan, rau bina, bông cải xanh, đu đủ, cam…
- Lycopene được tìm thấy trong trái cây màu đỏ như cà chua, dưa hấu, bưởi hồng…
- Selen có nhiều trong thịt gà, thịt bò, ngũ cốc, bánh mì, mì ống…
5. Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt hay ngũ cốc nguyên cám là một trong những thực phẩm tốt cho sức khỏe, giúp trả lời thắc mắc viêm loét hang vị dạ dày nên ăn gì. Nhóm thực phẩm này có giá trị dinh dưỡng cao, được đánh giá là có khả năng cải thiện sức khỏe dạ dày, phòng tránh nguy cơ mắc ung thư. Các loại ngũ cốc nguyên hạt bạn có thể bổ sung như các loại đậu, yến mạch, gạo lứt, bánh mỳ nguyên cám…
6. Rau xanh, trái cây
Thực tế, rau xanh trái cây thường được ưa chuộng hơn hết bởi chúng giàu vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Nếu bạn thêm rau xanh vào thực đơn sẽ giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa, làm giảm gánh nặng lại có thể tránh gây kích thích cho dạ dày. Các loại rau xanh này là rau bina, cải xoăn, súp lơ xanh, rau ngót… Tuy nhiên, khi chế biến, nên ưu tiên nấu canh hoặc luộc, tuyệt đối không ăn sống và hạn chế chiên xào để tránh gây kích thích niêm mạc dạ dày khiến dạ dày phải làm việc quá sức.
7. Viêm loét hang vị dạ dày nên ăn chuối
Một trong những thực phẩm tốt cho sức khỏe dạ dày, được khuyến khích sử dụng khi mắc viêm loét hang vị dạ dày chính là chuối. Nhiều người cho rằng chuối có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, thế nhưng thực tế thì chuối lại rất tốt cho người mắc viêm loét hang vị dạ dày, vì những lý do sau đây:
- Trong chuối chứa nhiều Kali có tác dụng nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hóa, kích thích sản sinh chất nhầy bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày từ đó làm giảm cơn đau dạ dày rất tốt
- Chuối cũng chứa Pectin có tác dụng kích thích tiêu hóa, giảm đau, cải thiện các vấn đề của dạ dày
- Chứa chất chống oxy hóa delphinidin có tác dụng giảm nguy cơ mắc ung thư, phòng ngừa sự hình thành của các khối u dạ dày
- Có tác dụng ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn HP, nguyên nhân chính gây ra các bệnh về dạ dày.
Tuy nhiên, khi ăn chuối, người bệnh chỉ nên ăn chuối chín, không nên ăn chuối chưa chín kỹ hoặc chuối còn xanh. Nên ăn sau khi ăn cơm khoảng 20 – 30 phút, chỉ nên ăn chuối tây, chuối ngự, chuối lá, chuối cau, tránh ăn chuối tiêu để không gây âm ỉ, cồn cào, khó chịu ở bụng.
8. Viêm loét hang vị dạ dày nên ăn sữa chua
Sữa chua cũng nằm trong danh sách những thực phẩm nên ăn của người bị viêm loét hang vị dạ dày. Sữa chua có hàm lượng probiotic cao, có thể ức chế hoạt động của các vi khuẩn có hại, bổ sung các lợi khuẩn, cân bằng môi trường ruột từ đó giúp kích thích tiêu hóa. Thực phẩm này cũng có tác dụng cung cấp canxi, giúp trung hòa axit dạ dày, kích thích vị giác để người bệnh có cảm giác ngon miệng hơn. Khi sử dụng sữa chua, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Thời điểm ăn thích hợp là sau bữa ăn 30 phút – 1 tiếng
- Tránh ăn lúc đói để không làm dạ dày tiết nhiều dịch vị
- Tránh dùng sữa chua trước hoặc sau khi ăn xúc xích, thịt hun khói hay khi dùng thuốc kháng sinh.
Viêm loét hang vị dạ dày nên ăn món gì?
Bên cạnh các nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe dạ dày, bạn có thể tham khảo gợi ý các món ăn có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị sau đây:
1. Dạ dày lợn nấu bạch truật
Nguyên liệu: 1 cái dạ dày lợn, 100g gạo tẻ, 30g bạch truật, 10g gừng
Cách thực hiện:
- Dạ dày lợn rửa sạch, sát khuẩn với muối, rửa lại rồi dùng dao thái thành miếng nhỏ
- Bạch truật, gừng rửa sạch, thái nhỏ, đun với nước trong 30 phút, chắt lấy nước bỏ bã
- Gạo vo sạch, nấu với nước sắc bạch truật gừng và dạ dày lợn, đun ở lửa nhỏ đến khi chín nhừ thì nêm nếm gia vị vừa ăn.
2. Chè gạo tẻ hạt sen
Nguyên liệu: 30g gạo tẻ, 30g khiếm thực, 20g hạt sen, đường trắng
Cách thực hiện:
- Gạo tẻ vo sạch, ngâm khoảng 20 phút; hạt sen bỏ tim, rửa sạch, để ráo nước
- Hạt sen, khiếm thực, gạo tẻ cho vào nồi, thêm nước, đun ở lửa nhỏ thành cháo
- Khi cháo chín nhừ thì cho đường vào, khuấy đều cho tan rồi tắt bếp.
3. Món ăn khác
Ngoài những món ăn đã kể trên, người bệnh cũng có thể sử dụng nhiều món ăn khác, tuy nhiên nên ưu tiên cháo súp vì dễ tiêu hóa, các món ăn này vừa thơm ngon, vừa dễ tiêu hóa lại giúp giảm đau dạ dày rất tốt. Khi bị viêm loét hang vị dạ dày, người bệnh có thể:
- Ăn cháo thịt lợn, thịt gà; cháo cá, cháo tôm, cháo hàu vì giàu kẽm giúp làm lành vết thương nhanh
- Ăn súp thịt bò với khoai tây cà rốt kèm bánh mì, súp bắp cải thịt gà, súp đậu xanh bí đỏ
- Bánh mì và trứng cũng là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn bị viêm loét hang vị dạ dày nhưng lại không thích ăn đồ lỏng.
Viêm loét hang vị dạ dày không nên ăn gì?
Để hỗ trợ quá trình điều trị, bên cạnh việc cần xác định được viêm loét hang vị dạ dày nên ăn gì, người bệnh cũng cần kiêng khem, hạn chế sử dụng các thực phẩm sau đây:
1. Đồ ăn cay nóng
Một trong những nhóm thực phẩm không tốt cho sức khỏe dạ dày mà người bệnh cần loại bỏ hoặc hạn chế, tránh sử dụng là đồ ăn cay nóng. Các thực phẩm cay nóng dễ gây kích thích, làm tổn thương niêm mạc dạ dày khiến vết loét lan rộng. Do đó, để tránh tình trạng gia tăng các triệu chứng của bệnh như ợ hơi, ợ chua, đau thượng vị và không làm ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày, bạn nên tránh sử dụng các thực phẩm này.
2. Đồ ăn nhiều dầu mỡ
Đồ ăn cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ không chỉ gây kích thích dạ dày, khiến dạ dày hoạt động quá sức mà còn khiến thức ăn dễ bị tích tụ trong dạ dày gây ra tình trạng khó tiêu, đầy hơi khiến bạn đau rát thượng vị, dễ tăng tiết dịch vị dạ dày. Vì vậy, để tránh ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày, không làm chậm quá trình hồi phục thì bạn nên tránh các thực phẩm này, tốt nhất chỉ nên chế biến thức ăn ở dạng luộc, hấp.
3. Tránh đồ ăn muối chua
Đồ ăn muối chua cũng nằm trong danh sách những thực phẩm mà người bị viêm loét hang vị dạ dày nên tránh. Các thực phẩm của nhóm này giàu axit, có thể kích thích tăng tiết axit dạ dày, làm tổn thương niêm mạc dạ dày, khiến vết loét thêm lan rộng. Hơn nữa, thường xuyên sử dụng còn gây ra các triệu chứng như ợ chua, ợ hơi, ợ nóng, khó tiêu, nóng rát thượng vị.. Các thực phẩm của nhóm này là dưa muối, củ kiệu, cải chua…
4. Trái cây giàu axit
Những trái cây có tính axit cũng không tốt cho sức khỏe người mắc viêm loét hang vị dạ dày vì chúng làm tăng tiết axit dạ dày, khiến dịch vị dạ dày không được trung hòa hết, làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trong hơn. Các loại trái cây này là cam, cà chua, bưởi, chanh… Tuy nhiên, thực tế thì bạn vẫn có thể ăn chúng, thế nhưng chỉ nên ăn một lượng nhỏ, như vậy sẽ không ảnh hưởng đến dạ dày.
5. Viêm loét hang vị dạ dày không ăn đồ ăn tái sống
Đồ ăn tái sống không tốt cho người bị viêm hang vị dạ dày vì có thể có chứa vi khuẩn, ký sinh trùng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của hệ tiêu hóa. Nếu ăn phải thực phẩm tái sống bị nhiễm khuẩn thì bạn sẽ rất dễ gặp phải các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, đầy hơi…
6. Đồ ăn thô cứng
Các loại đồ ăn thô cứng được khuyến cáo là không tốt cho sức khỏe dạ dày vì chúng khiến hệ tiêu hóa gặp khó khăn trong việc tiêu hóa thực phẩm, khiến dạ dày phải mất nhiều thời gian cho việc tiêu thụ chúng. Các thực phẩm này có thể kể đến như hạt điều, đậu phộng…
7. Rau xanh giàu chất xơ
Rau xanh mặc dù tốt cho sức khỏe, tuy nhiên những loại rau giàu chất xơ thì lại không tốt cho sức khỏe dạ dày vì lúc này dạ dày đang tổn thương, rất khó tiêu hóa những loại chất xơ già, chất xơ không tan. Dạ dày tổn thương cần được nghỉ ngơi, nếu phải hoạt động quá sức sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi. Các thực phẩm này là khoai môn, rau già, của cải già, rau hẹ…
8. Viêm loét hang vị dạ dày nên hạn chế ăn hải sản
Thực tế, hải sản là thực phẩm cần hạn chế, vì chúng tính mát, dùng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày. Do trong hải sản có chứa protein lạ có thể gây kích ứng dạ dày, làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, nếu muốn dùng hải sản, bạn nên dùng kèm với gừng tươi để tránh gây kích ứng. Các thực phẩm này là cua, ốc, hến…
9. Thực phẩm đông lạnh
Các thực phẩm đông lạnh, thức ăn lạnh khiến tình trạng viêm hang vị dạ dày trở nên tồi tệ hơn. Không chỉ ảnh hưởng đến dạ dày mà nó còn gây tác động xấu đến cổ họng và sức khỏe răng miệng. Chúng là kem, nước đá, đồ ăn đông lạnh…
10. Nước uống có gas, chất kích thích
Nước uống có gas cực kỳ không tốt cho sức khỏe dạ dày vì thức uống này chứa nhiều đường, mặc dù có thể bổ sung thêm calories nhưng không chứa dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nếu thường xuyên sử dụng sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa. Bên cạnh nước uống có gas, rượu bia, thuốc lá, cà phê… cũng cần loại bỏ khỏi khẩu phần ăn vì có thể kích thích dạ dày, khiến triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn.
Một số lưu ý khi bị viêm loét hang vị dạ dày
Ngoài việc xác định viêm loét hang vị dạ dày nên ăn gì, kiêng gì, người bệnh cũng cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Để bảo vệ niêm mạc dạ dày, trung hòa axit dịch vị, ngăn ngừa tình trạng viêm loét, người bệnh nên uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Nước sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa, làm mềm thức ăn, làm giảm tình trạng dạ dày co bóp quá mức.
- Viêm loét hang vị dạ dày sẽ khiến người bệnh chán ăn, suy nhược cơ thể, thường xuyên mệt mỏi, do đó bạn cần cố gắng ăn uống, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sức khỏe để tránh làm các triệu chứng của bệnh nghiêm trọng hơn
- Người bệnh cần giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng mệt mỏi, hạn chế lao động, nên phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, nên ngủ đủ giấc, đúng giờ, hạn chế thức khuya
- Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, kết hợp với thói quen luyện tập thể dục thể thao bằng các bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền, đi bộ…
- Nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, sử dụng thuốc đúng giờ, không tự ý mua thuốc hay thay đổi liều dùng.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc viêm loét hang vị dạ dày nên ăn gì kiêng gì hỗ trợ điều trị, tốt cho sức khỏe dạ dày. Chế độ ăn uống chỉ có vai trò hỗ trợ điều trị, không phải là phương pháp chữa bệnh. Do đó, bạn nên tuân theo chỉ định của bác sĩ, tái khám nếu có dấu hiệu bất thường.