Viêm mô tế bào: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

1 năm trước 20

Viêm mô tế bào là bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường lây lan trên bề mặt da và đi sâu vào các cơ quan bên trong cơ thể. Nếu không điều trị sớm, viêm mô tế bào có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm da hoại tử, áp xe, nhiễm trùng huyết,…

Viêm mô tế bàoViêm mô tế bào là một loại nhiễm trùng da do vi khuẩn thường gặp

Suốt nhiều năm chịu đựng căn bệnh á sừng đầy “ám ảnh”, ông Nguyễn Thế Tình (Hạ Long, Quảng Ninh) đã lành bệnh chỉ sau 1 tháng sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang.

Tổng quan về viêm mô tế bào

Viêm mô tế bào là loại nhiễm trùng da do vi khuẩn thường gặp nhất. Tình trạng này có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào.

Viêm mô tế bào được đánh giá là bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vì vi khuẩn có thể lây lan từ bề mặt da vào hạ bì, mô mỡ và có thể xâm nhập vào máu, hạch bạch huyết, gây tổn thương những cơ quan bên trong cơ thể.

Nếu người lớn mắc bệnh lý này, phạm vi ảnh hưởng có thể khu trú ở chi dưới. Còn với trẻ em, viêm mô tế bào thường xuất hiện ở mặt và cổ.

Có rất nhiều loại vi khuẩn gây ra bệnh lý này, hai vi khuẩn phổ biến nhất là Staphylococcus aureus và Streptococcus. Các vi khuẩn này sống tự nhiên trên da và có xu hướng xâm nhập vào cơ thể qua các vết trầy xước, vết mổ ở trên da.

1. Triệu chứng

Triệu chứng thường gặp của viêm mô tế bào, bao gồm:

  • Đỏ da
  • Sưng viêm
  • Đau rát
  • Bề mặt da nóng hơn vùng da bình thường
  • Có thể xuất hiện mụn nước

Ngoài những triệu chứng ở da, viêm mô tế bào có thể khiến bạn bị sốt nhẹ và mệt mỏi.

2. Nguyên nhân

Nguyên nhân trực tiếp gây viêm mô tế bào là sự xâm nhập của hai vi khuẩn Staphylococcus aureus và Streptococcus. Trong đó, bạn có khả năng nhiễm biến thể của Staphylococcus gọi là Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA).

Viêm mô tế bàoPhẫu thuật tạo vết thương ở da khiến vi khuẩn dễ xâm nhập và gây nhiễm trùng

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Bệnh da liễu khác: như chàm, nấm chân, zona có thể gây ra vết loét trên da. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào vết loét và gây ra viêm mô tế bào.
  • Phẫu thuật: là điều kiện để vi khuẩn xâm nhập vào vết thương và gây nhiễm trùng.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu: các vấn đề sức khỏe khiến hệ miễn dịch suy yếu như tiểu đường, HIV/AIDS , bệnh bạch cầu khiến bạn dễ bị nhiễm trùng da hơn. Ngoài ra, lạm dụng thuốc corticosteroid cũng có thể làm suy giảm hệ miễn dịch.
  • Tiền sử viêm mô tế bào: nếu trước đây bạn đã bị viêm mô tế bào, tình trạng có thể tái phát trở lại.
  • Béo phì

3. Các loại viêm mô tế bào khác

Viêm mô tế bào thường do vi khuẩn Staphylococcus aureus và Streptococcus gây ra. Tuy nhiên, tình trạng này có thể do các tác nhân gây ra.

Vết cắn chó mèo

Vết cắn của chó mèo có thể khiến cơ thể nhiễm vi khuẩn Pasteurella multocida, Capnocytophaga.

Viêm mô tế bàoVết cắn của chó, mèo có thể chứa vi khuẩn gây hại

Các vi khuẩn này gây nhiễm trùng ở biểu bì rồi xâm nhập vào hạ bì, mô mỡ và có thể đi vào hạch bạch huyết.

Tiếp xúc với nước ấm, nước biển

Một số vi khuẩn có xu hướng hoạt động mạnh mẽ ở trong nước biển và nước ấm. Khi bạn tiếp xúc với nguồn nước này, bạn có khả năng bị viêm mô tế bào do vi khuẩn Vibrio Vulnificus và Aeromonas hydrophila.

4. Biến chứng

Viêm mô tế bào có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị sớm. Các biến chứng có thể xảy ra:

Hoại tử

Hoại tử là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng. Lúc này vi khuẩn đã xâm nhập đến vùng dưới của da và gây hoại tử (chết) các tế bào ở mô da. Hoại tử gây đau đớn cực độ và có thể lây lan rất nhanh. Nếu không nhanh chóng khắc phục, tình trạng này có thể gây tử vong.

Nhiễm trùng máu

Nhiễm trùng máu là tình trạng vi khuẩn tiếp cận sâu và xâm nhập vào máu. Vi khuẩn có thể tuần hoàn và gieo mầm bệnh tại các cơ quan khác.

Áp xe

Áp xe là một loại nhiễm trùng nặng. Lúc này ở dưới mô da bị tổn thương sẽ xuất hiện một bọc mủ. Áp xe gây đau đớn cho bạn và khiến cơ thể sốt cao và nhức mỏi.

Viêm tế bào quỹ đạo

Viêm tế bào quỹ đạo là tình trạng nhiễm trùng da có ảnh hưởng đến mắt. Tình trạng này có thể bạn mất thị lực vĩnh viễn, thậm chí vi khuẩn có khả năng lan sang màng não và gây tổn thương cơ quan này.

Viêm hạch bạch huyết

Viêm hạch bạch huyết là biến chứng phổ biến của các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Tình trạng này báo hiệu mức độ nhiễm trùng đã trở nên nghiêm trọng. Nếu không khắc phục sớm, vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng máu và các cơ quan khác trong cơ thể.

Chẩn đoán viêm mô tế bào

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mô da, xét nghiệm máu để nhận diện các vi khuẩn gây nhiễm trùng. Sau khi xác định sự hiện diện của vi khuẩn, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán phân biệt viêm mô tế bào với những bệnh lý sau:

  • Viêm da ứ đọng
  • Viêm da tiếp xúc
  • Chàm
  • Zona
  • Nấm da
  • Gout
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu
  • Viêm tĩnh mạch

Các bệnh da liễu rất dễ bị nhầm lẫn, vì vậy quá trình chẩn đoán sẽ được thực hiện cẩn thận để tránh trường hợp chẩn đoán sai. Trên thực tế, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện nhiều xét nghiệm khác nhằm đáp ứng cho quá trình chẩn đoán bệnh.

Điều trị viêm mô tế bào

Viêm mô tế bào thường đáp ứng rất nhanh với các loại thuốc kháng sinh. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh trong 10 – 14 ngày. Thời gian dùng thuốc phụ thuộc vào mức độ nhiễm trùng.

điều trị viêm mô tế bàoBác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh dạng uống hoặc dạng tiêm để điều trị viêm mô tế bào

Với các trường hợp nặng hơn, bạn có thể phải tiêm kháng sinh vào tĩnh mạch để ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Đồng thời phải nằm viện để được nhân viên y tế theo dõi và kiểm soát chặt chẽ tiến triển của bệnh.

Nếu bạn thường xuyên bị viêm mô tế bào, hãy trao đổi với bác sĩ để sử dụng kháng sinh liều thấp nhằm phòng ngừa tình trạng này.

Nên dùng thuốc theo đúng thời gian mà bác sĩ chỉ định, ngay cả khi các triệu chứng biến mất hoàn toàn. Việc tự ý ngưng thuốc có thể khiến vi khuẩn phát triển và gây bệnh trở lại.

Phòng ngừa viêm mô tế bào

Các vi khuẩn thường có xu hướng xâm nhập vào vết trầy xước và vết thương ở da. Vì vậy, bạn nên chăm sóc vết thường đúng cách để giảm nguy cơ nhiễm trùng da.

điều trị viêm mô tế bàoCần chăm sóc vết thương đúng cách để giảm nguy cơ nhiễm trùng
  • Rửa vết thương hằng ngày: bạn nên làm sạch vết thương hằng ngày để tiêu diệt vi khuẩn trên da. Nên sử dụng dung dịch kháng khuẩn trong y tế hoặc xà phòng dịu nhẹ để giảm kích ứng lên vết thường.
  • Sử dụng thuốc mỡ kháng sinh: các loại thuốc này không chỉ giúp vết thương ít đau nhức mà còn giảm nguy cơ nhiễm trùng da.
  • Sử dụng băng gạc: vùng da bị trầy xước có thể va chạm vào nơi có chứa vi khuẩn. Vì vậy, bạn nên sử dụng một lớp băng gạc mỏng để bảo vệ vết thương. Ngoài ra, bạn cần thay bằng hằng ngày để đảm bảo vệ sinh.
  • Theo dõi biểu hiện ở vết thương: nếu bạn nhận thấy vết thương có xu hướng đỏ, đau và chảy dịch – đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng. Cần chủ động đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và khắc phục kịp thời.

Ngoài việc chăm sóc vết thương, bạn cần thực hiện những biện pháp khác để giảm nguy cơ nhiễm trùng da.

  • Chú ý những dấu hiệu của cơ thể sẽ giúp bạn nhận diện các biểu hiện bất thường. Khi nhiễm trùng được phát triển, khả năng chữa trị hoàn toàn là rất cao.
  • Giữ ẩm cho da giúp ngăn chặn tình trạng da khô, nứt nẻ. Vết nứt có thể là điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng.
  • Bảo vệ da sẽ giúp bạn tránh được những vết trầy xước và tổn thương. Nên dùng bao tay và giày khi mang vác hay di chuyển.
  • Điều trị dứt điểm những bệnh lý ngoài da: các bệnh nhiễm trùng như nấm da, zona có thể gây viêm mô tế bào. Do đó, bạn cần điều trị dứt điểm những bệnh lý này để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm mô tế bào.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Đọc toàn bộ bài viết