Viêm mũi xoang dị ứng
Corticoid:
- Đối với dạng uống thường được dùng trong đợt viêm mũi xoang dị ứng rầm rộ, thường dùng prednisolone hoặc methylpred dưới 10 ngày với liều duy trì (0,5mg/kg cân nặng người bệnh).
- Corticoid dạng xịt (hay còn gọi là steroid): thường dùng 2 tuần và có thể sử dụng trong vòng 2 năm với liều dùng theo giai đoạn theo chỉ định của thầy thuốc.
Kháng histamin H1 thế hệ hai:
- Dùng đường uống hoặc xịt mũi. Kết hợp các thuốc trong điều trị viêm mũi xoang dị ứng khi không đáp ứng với 1 nhóm thuốc điều trị có thể chuyển sang nhóm thuốc khác hoặc kết hợp thuốc với nhau để nâng cao hiệu quả điều trị.
- Các khuyến cáo kết hợp thuốc trong điều trị viêm mũi dị ứng theo AAO HNSF: Kháng histamin đường uống và thuốc co mạch đường uống, corticoid xịt mũi và kháng histamin xịt mũi, corticoid xịt mũi và co mạch xịt mũi.
Viêm mũi xoang nhiễm khuẩn
Viêm xoang mạn đợt cấp:
- Một số kháng sinh đường uống được chỉ định dùng điều trị viêm xoang cấp tính như Amoxillin hay Amoxillin-clavulanate với bệnh nhân không có phản ứng dị ứng với Penicillin.
- Với người dị ứng với Penicillin phải dùng thuốc thuộc nhóm Cephalosporine.
Viêm xoang mạn tính:
- Việc dùng kháng sinh đối với giai đoạn mạn tính thường cho kết quả không cao như đối với viêm xoang cấp.
- Một số kháng sinh đã có tác dụng đến cơ chế chống viêm như: Erythromycin, Clarithromycin và Roxithromycin điều trị kéo dài 3 tháng đã có sự cải thiện của các hội chứng tắc mũi và chảy nước mũi.
- Người ta còn kết luận rằng những kháng sinh này còn có tác dụng giảm sự hình thành biofilm.
Viêm mũi xoang do nấm
Amphotericin B:
- Là một kháng sinh chống nấm do thuốc gắn vào sterol ở màng tế bào nấm làm biến đổi tính thấm của màng.
- Amphotericin B có tác dụng kìm nấm đối với một số nấm Amphotericin B hấp thu ít hoặc không hấp thu qua đường tiêu hóa, cho nên thuốc được dùng chủ yếu bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch để điều trị các trường hợp nhiễm nấm nặng toàn thân, nấm sâu.
- Chỉ dùng đường uống để điều trị nhiễm nấm tại chỗ như nấm đường tiêu hóa, niêm mạc miệng.
- Amphotericin B gây độc cho thận.
- Thời gian điều trị thay đổi tùy theo mức độ nặng của bệnh lúc đầu và đáp ứng lâm sàng.
Griseofulvin:
- Là một kháng sinh chống nấm lấy từ penicillium griseoful-vum hoặc từ các penicillium khác.
- Griseofulvin lắng đọng chủ yếu vào các tế bào tiền keratin của da, tóc, móng và ở đó làm gián đoạn quá trình gián phân của các tế bào nấm, như vậy ngăn chặn nấm xâm nhập vào tế bào mới hình thành.
Fluconazol:
- Thuốc có tác dụng ức chế men cytochrom P450 14-alpha-demethylase ngăn chặn tổng hợp ergosterol của màng tế bào nấm, làm tăng tính thấm màng tế bào.
Flucytosin:
- Là một fluoropyrimidin tổng hợp.
- Nó có tác dụng trực tiếp trên nấm bằng cách ức chế cạnh tranh sự tiếp nhận purin và pirimidin của tế bào nấm.
- Flucytosin ức chế tủy xương, nồng độ trong huyết tương trên 75 microgam/ml gây độc cho tủy.
Nystatin:
- Đây là một kháng sinh chống nấm được chiết xuất từ dịch nuôi cấy nấm Streptomyces noursei.
- Thuốc có tác dụng kìm nấm chống lại nhiều loại nấm men và nấm giống nấm men.
- Nystatin được sử dụng để điều trị và dự phòng Candida.
- Thuốc không hấp thu khi uống, không pha được thành thuốc tiêm vì khó tan, do đó không có tác dụng toàn thân mà chỉ có tác dụng tại chỗ.
Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội