Viêm phế quản cấp tính - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

3 năm trước 24

Viêm phế quản cấp tính

  • Hệ thống phế quản trông giống như hệ thống cành cây, chia ra nhiều cành, nhiều nhánh từ lớn tới nhỏ để dẫn khí vào phổi.
  • Trong đó có hai nhánh lớn nhất gọi là phế quản gốc phải và trái.
  • Khi các phế quản này bị viêm sẽ dẫn đến tổn thương lớp tế bào phủ mặt trong lòng ống phế quản, phù nề tổ chức dưới niêm mạc, co thắt các cơ trơn dưới lớp mô này và tiết dịch vào lòng ống phế quản dẫn tới các hiện tượng như ho, khò khè, có đờm...

Triệu chứng thường gặp

Ho:

  • Là một triệu chứng không đặc hiệu, nó thể hiện có tình trạng viêm ở đâu đó trên đường hô hấp, từ mũi họng xuống đến phổi.
  • Tuy nhiên với các nhà lâm sàng có kinh nghiệm có thể nghe tiếng ho mà phán đoán được người bệnh bị viêm phần nào của đường hô hấp.
  • Ho có thể là ho khan hay ho đờm, có cơn hay ho từng tiếng...

Sốt:

  • Sốt cao hoặc nhẹ hoặc không sốt
  • Sốt cơn hoặc liên tục.

Viêm long hô hấp trên:

  • Sổ mũi, nghẹt mũi.

Tiết đờm:

  • Đờm là dịch tiết của đường hô hấp, là sản phẩm của phản ứng viêm.
  • Đờm có thể có màu xanh, vàng hay trắng
  • Màu đờm không giúp phân biệt viêm nhiễm này là do vi khuẩn hay virut.

Khò khè:

  • Là do lòng phế quản bị thu hẹp do phù nề thành phế quản, co thắt cơ trơn phế quản, đờm trong lòng phế quản...
  • Tiếng khò khè được phát ra do không khí qua lại khe hẹp phát ra tiếng.
  • Cần phân biệt với tiếng khụt khịt mũi do đang bị viêm mũi phát ra.
  • Nếu nghẹt mũi thì thường xảy ra ban đêm, lúc nằm, tiếng khò khè phát ra gần ngay mũi miệng, vệ sinh sạch mũi đi thì bớt. 

Các triệu chứng khác:

  • Thở nhanh- khó thở ít gặp đối với viêm phế quản thông thường. 
  • Rale ẩm tạo ra do đờm tiết ra trong lòng phế quản, đờm di chuyển trong lòng ống phế quản mỗi khi không khí di chuyển trong lòng ống tạo thành tiếng.

Phòng bệnh

  • Cách ly người bệnh, không tiếp xúc gần với người đang có biểu hiện viêm hô hấp, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, huấn luyện ho (khi ho phải ho vào khăn hoặc che miệng bằng vạt áo)...
  • Vệ sinh các bề mặt: Vi khuẩn có thể dính trên bề mặt bàn ghế, sàn nhà, đồ chơi, áo quần... do đó cần thiết vệ sinh thường xuyên những vật dụng này.
  • Uống nhiều nước, giữ ấm vào mùa đông.
  • Bổ sung vi chất: Nếu muốn bổ sung kẽm, vitamin C thì cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tăng cường dinh dưỡng: Ăn đa dạng thực phẩm và tiêm phòng vaccin phòng bệnh.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Đọc toàn bộ bài viết