Viêm phế quản phổi là gì? Làm thế nào để điều trị bệnh?

1 năm trước 30

Theo thống kê thì tại Mỹ, hàng năm có khoảng hơn 51000 người tử vong do bệnh viêm phổi. Trong đó số người mắc bệnh viêm phế quản phổi là không hề nhỏ. Việc tìm hiểu thông tin về triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách điều trị căn bệnh này hết sức quan trọng. 

bệnh viêm phế quản phổi Bệnh viêm phế quản phổi là một dạng viêm phổi rất hay gặp

Viêm phế quản phổi là gì?

Trước hết bạn cần hiểu phế quản là những đường dẫn khí lớn nối khí quản với phổi. Sau đó các phế quản sẽ phân tách thành nhiều ống nhỏ được gọi là tiểu phế quản. Ở cuối các tiểu phế quản là các phế nan có nhiệm vụ trao đổi khí oxi và khí cacbobic.

Viêm phế quản phổi là tình trạng viêm diễn ra trong phổi làm cho các phế quản chứa đầy dịch, làm suy yếu chức năng phổi và gây ra các vấn đề về hô hấp. Các triệu chứng bệnh thường diễn tiến theo mức độ từ nhẹ đến nặng. Bệnh này xuất hiện rất phổ biến ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 5 tuổi.

Thông thường các triệu chứng, nguyên nhân, biến chứng, cũng như cách chẩn đoán và điều trị khá giống với bệnh viêm phổi.

Triệu chứng viêm phế quản phổi

Các triệu chứng của viêm phế quản phổi thường giống với nhiều loại viêm phổi khác. Khi bắt đầu, bệnh thường có triệu chứng giống bệnh cảm cúm nhưng càng về sau thì càng nghiêm trọng. Có thể có các triệu chứng như sau:

triệu chứng viêm phế quản phổiTriệu chứng viêm phế quản phổi dễ nhầm với bệnh cảm cúm
  • Sốt
  • Ho có kèm theo chất nhầy
  • Khó thở
  • Đau ngực
  • Đổ mồ hôi
  • Đau đầu
  • Đau cơ
  • Mệt mỏi
  • Lú lẫn hoặc hay mê sảng, thường gặp ở người lớn tuổi.

Ngoài ra, trẻ em có hệ miễn dịch yếu nên thường bị nặng và các triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn. Trẻ có thể có các triệu chứng như sau:

  • Tim đập nhanh
  • Da tím tái
  • Co rút cơ ngực
  • Hay cáu gắt
  • Không có hứng thú với việc ăn uống, vui chơi
  • Sốt
  • Khó ngủ và hay quấy khóc

Các triệu chứng của bệnh có thể khác nhau tùy theo cơ địa cũng như tình trạng bệnh cũng như cơ địa của từng người. Vì vậy, khi có những dấu hiệu bất thường, bạn nên đến trực tiếp các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán.

Nguyên nhân bệnh viêm phế quản phổi

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản phổi là do nhiễm vi khuẩn. Cụ thể là do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae và Haemophilus. Một số trường hợp mắc bệnh có thể do sự tấn công của virus, nấm.

nguyên nhân viêm phế quản phổiViêm phế quản phổi do virus tấn công

Khi các tác nhân xâm nhập vào các phế quản thì sẽ nhanh chóng nhân lên về số lượng. Lúc này hệ thống miễn dịch sẽ tăng cường tế bào bạch cầu để chống lại và gây ra phản ứng viêm.

Bệnh có thể nặng hơn với các trường hợp sau:

  • Trẻ dưới 2 tuổi và người già trên 65 tuổi
  • Những người thường sử dụng rượu bia và các chất kích thích
  • Bệnh nhân mắc phải các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm cũng dễ gây nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Người mắc bệnh phổi mạn tính: giãn phế quản, hen suyễn, xơ nang
  • Bệnh nhân mắc bẹnh suy tim, bệnh gan, tiểu đường,… cũng dễ mắc bệnh
  • Người bị suy giảm hệ thống miễn dịch: HIV…

Chẩn đoán bệnh viêm phế quản phổi

Để chẩn đoán viêm phế quản phổi, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng sức khỏe hiện tại cũng như tiền sử bệnh của bệnh nhân.

Thở khò khè, có các bất thường về hô hấp là dấu hiệu điển hình của viêm phế quản phổi nhưng cũng có thể là triệu chứng của bệnh cảm cúm. Việc xác định không chính xác bệnh gây ra nhiều khó khăn cho việc điều trị.

chẩn đoán viêm phế quản phổiBác sĩ hay chỉ định chụp Xquang kiểm tra khi nghi ngờ bị viêm phế quản phổi

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị viêm phế quản phổi thì sẽ yêu cầu bạn thực hiện một vài xét nghiệm để kiểm tra. Đó có thể là các xét nghiệm sau:

  • Chụp Xquang ngực hoặc CT: giúp xem xét hình ảnh bên trong phổi và phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Xét nghiệm máu: phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng, số lượng bạch cầu tăng lên bất thường.
  • Nội soi phế quản: giúp bác sĩ quan sát được các dấu hiệu bên trong phổi.
  • Xét nghiệm đờm: phát hiện nhiễm trùng do đờm mà người bệnh ho ra.

Điều trị bệnh viêm phế quản phổi

Bệnh viêm phế quản phổi nếu không được điều trị sớm sẽ làm nhiễm trùng nặng và dễ gây ra các biến chứng như: nhiễm trùng máu, áp xe phổi, suy hô hấp, suy thận, các bệnh về tim…

Việc điêu trị bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa cũng như tình trạng nhiễm trùng. Thông thường việc điều trị bệnh phải mất từ 1 đến 3 tuần. Chúng ta cần kết hợp hai cách điều trị sau:

# Điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Bác sĩ sẽ chỉ định cách đối phó với vi khuẩn gây bệnh bằng cách cho dùng thuốc kháng sinh. Nhưng chú ý là thuốc không có tác dụng đối với người bị bệnh do nhiễm virus. Với những trường hợp do virus, nấm thì bác sĩ phải kê toa thuốc kháng virus, kháng nấm.

điều trị viêm phế quản phổiTới gặp bác sĩ để khám và điều trị viêm phế quản phổi

Việc dùng bất cứ loại thuốc nào cũng cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc. Trong quá trình điều trị bệnh, nếu có bất cứ phản ứng bất thường nào cũng phải nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để có phương án can thiệp kịp thời.

# Kết hợp với các biện pháp chăm sóc tại nhà

Ngoài việc dùng các biện pháp trên, người bệnh cũng nên chú ý một vài điều để giúp bệnh nhanh khỏi. Đó là:

chữa viêm phế quản phổiKết hợp nghỉ ngơi để điều trị viêm phế quản phổi
  • Tăng cường nghỉ ngơi để cơ thể được phục hồi.
  • Uống nhiều nước để giảm chất nhầy và giảm cảm giác ngứa rát khi ho.
  • Xây dựng chế độ ăn uống thật sự khoa học. Trong chế độ ăn hàng ngày nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi… Bên cạnh đó cũng nên hạn chế ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, rượu bia và các chất kích thích không tốt cho quá trình điều trị bệnh.

Phòng ngừa bệnh phế quản phổi

Ai cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này, chính vì vậy việc áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh hết sức quan trọng. Bạn nên áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh sau:

  • Tiêm vắc xin phòng các bệnh liên quan đến viêm phổi. Chẳng hạn như cảm cúm, ho gà, thủy đậu…
  • Thường xuyên rửa tay để hạn chế sự tấn công của vi trùng
  • Không hút thuốc lá vì có thể gây tổn thương chức năng của phổi.
  • Tăng cường tập luyện thể thao để cơ thể khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng…
  • Đi khám sức khỏe định kì để sớm phát hiện các triệu chứng viêm phổi.

Người bệnh không nên quá lo lắng khi mắc bệnh viêm phế quản phổi vì bệnh có thể phục hồi trong vòng vài tuần. Ngoài ra, thời gian điều trị bệnh còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh cũng như cơ địa của từng người. Người bệnh có phương pháp điều trị đúng đắn kết hợp với nghỉ ngơi và sinh hoạt khoa học thì bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Đọc toàn bộ bài viết