Viêm phế quản phổi ở người lớn có thể xuất hiện do các nguyên nhân như hút thuốc lá, hệ miễn dịch yếu, môi trường làm việc ô nhiễm.. Bệnh nếu không nhanh chóng kiểm soát kịp thời có thể gây ra rất nhiều biến chứng làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tinh thần cùng rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Viêm phế quản phổi ở người lớn nguyên nhân do đâu?
Viêm phế quản thường xuất hiện do sự tấn công của các vi khuẩn, virus khiến phế quản bị sưng viêm và gây ra các triệu chứng như ho, ho khan, kèm theo các cơn sốt cao. Bệnh thường chia thành nhiều dạng, trong đó viêm phế quản phổi cũng là tình trạng rất nhiều người gặp phải. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng các phế nang, mô kẽ ở phổi bị tổn thương cấp lan tỏa và gây viêm nhiễm tại đây.
Viêm phế quản phổi ở người lớn thường có xu hướng gặp nhiều hơn ở những người cao tuổi và có thể làm suy giảm sức khỏe trầm trọng nếu không kiểm soát nhanh chóng. Thậm chí bệnh có thể gây tử vong trong thời gian ngắn do có sự ảnh hưởng đến hệ hô hấp và các cơ quan chức năng lân cận.
Bệnh lý này thường xuất hiện do vi khuẩn, virus như phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) và Haemophilus influenzae type B (Hib).. Ngoài ra, nấm, virus, phổ biến nhất là virus cúm cũng là những nguyên nhân chính gây bệnh thậm chí có thể gây bội nhiễm cùng nhiều biến chứng rất phức tạp và khó khăn trong điều trị.
Bệnh cạnh đó những người thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm nhiều bụi bẩn, hút thuốc lá và hít phải khói thuốc, người sử dụng một số một loại thuốc quá mức hay mắc một số bệnh lý hô hấp cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.
Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao như
- Người trên 65 tuổi ho có hệ miễn dịch suy yếu
- Người làm việc trong các môi trường nhiều ô nhiễm hóa chất, nhiều bụi bẩn
- Người mắc các bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, suy tim, suy giảm miễn dịch HIV…
- Người mắc các bệnh lý mãn tính về hô hấp như hen suyễn, giãn phế quản, phổi tắc nghẽn mãn tính COPD hay xơ nạng..
- Người có thói quen hút thuốc lá hoặc sử dụng rượu quá mức
- Bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc điều trị ung thư, hóa trị, corticoid kéo dài hoặc thuốc chống thải ghép
- Bệnh nhân mới phẫu thuật hat ghép tạng
Triệu chứng viêm phế quản phổi ở người lớn
Nhìn chung các triệu chứng viêm phế quản phổi ở người lớn cũng tương tự như viêm phế quản nhưu ho, ho khan, sốt cao, đau tức ngực, khó thở.. Bệnh có thể diễn biến qua 3 giai đoạn với mức độ nguy hiểm tăng dần.
Giai đoạn khởi phát
Tùy từng nguyên nhân và tình trạng bệnh mà các triệu chứng viêm phế quản phổi ở người lớn có thể khác nhau.
Khởi phát từ từ
Hầu hết các triệu chứng này thường không quá rõ ràng và dễ nhầm lần với các triệu chứng bệnh cảm cúm thông thường. Do đó chưa nhiều người phát hiện ra bệnh nên thường dễ chủ quan làm bệnh trầm trọng hơn. Các triệu chứng lúc này chủ yếu chỉ là sốt nhẹ, hắt hơi, sổ mũi, ho khan, người cảm thấy khó chịu nên rất dễ bực tức.
Các triệu chứng này nếu xuất hiện ở những người có sức đề kháng tốt hoàn toàn có thể cải thiện nhanh chóng thông qua việc chăm sóc tại nhà mà không cần dùng thuốc.
Khởi phát đột ngột
Bệnh có thể xuất hiện sau một cơm cảm cúm, sốt khiến các virus, vi khuẩn tấn công mạnh mẽ. Các triệu chứng trong giai đoạn này có xu hướng bùng phát đột ngột và mạnh mẽ khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi. Tuy nhiên nếu bệnh khởi phát đột ngột thường có diễn biến khá nhanh nên cần tiến hành điều trị bằng các phương pháp y khoa sau đó nhằm ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác xuất hiện.
Các triệu chứng thường gặp nếu bệnh xuất hiện đột ngột như sốt cao có thể trên 38 độ, ho khan kéo dài, mỗi lần ho kèm theo những cơn đau tức ngực, luôn khó thở, mặt tím tái. Ngoài ra người bệnh còn có thể gặp một số rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, nôn trớ, chán ăn, bụng khó chịu..
Diễn biến qua giai đoạn toàn phát
Trong giai đoạn này các triệu chứng này đã bắt đầu rõ ràng và có xu hướng trầm trọng hơn nên cần nhanh chóng tiến hành điều trị theo hướng chuyên môn để tránh các biến chứng nguy hiểm khác. Bệnh nhân thường xuyên ho xuất hiện với tần suất liên tục, cơn ho làm đau thắt ngực, kèm theo đờm nhầy hay chảy nước mũi.
Người bệnh thậm chí có thể sốt cao trên 40 độ, việc uống thuốc đôi khi cũng không thể làm hạ thân nhiệt. Kèm theo đó cơ thể nóng ran, có thể xuất hiện tình trạng chân tay co giật hay thậm chí là hôn mê nuế không nhanh chóng hạ sốt.
Ngoài ra người bệnh cũng có xu hướng thở khò khè có xu hướng xuất hiện nhiều hơn về đêm. Mũi nghẹt khó thở, nếu người bệnh vệ sinh mũi có thể giảm tiếng khò khè này và dễ thở hơn.
Các giai đoạn của bệnh nếu không nhanh chóng kiểm soát kịp thời có thể gây bội nhiễm lan rộng, tấn công vào phổi. Người bệnh cảm thấy khó thở, lượng không khí đưa đến phổi không đủ để cung cấp cho các cơ quan khác khiến các chức năng bị đình trệ. Sức khỏe nhanh chóng suy giảm và gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm kèm theo.
Hướng điều trị viêm phế quản ở người lớn
Người bệnh tốt nhất nên đến các bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám kiểm tra. Bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm như chụp X quang, nghe phổi, xét nghiệm máu, phân tích mẫu đờm… nhằm chẩn đoán bệnh chính xác, phòng ngừa những bệnh lý có các triệu chứng tưng tự đồng thời tìm ra các nguyên nhân gây bệnh.
Tùy từng nguyên nhân tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp để giảm các triệu chứng, loại bỏ nguyên nhân gây bệnh đồng thời điều trị các bệnh lý có liên quan.
Điều trị bằng thuốc Tây
Tùy từng nguyên nhân gây bệnh mà các loại thuốc được chỉ định khác nhau sao cho đảm bảo nguyên tắc điều trị theo nguyên nhân. Việc dùng thuốc hầu hết chỉ được dùng trong thời gian ngắn vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, người bệnh cần tuyệt đối thực hiện theo chỉ định của bác sĩ.
Các loại thuốc thường dùng trong điều trị viêm phế quản phổi ở người lớn bao gồm
- Thuốc hạ sốt: thường dùng Paracetamol, Ibuprofen để hạ sốt vì ít tác dụng phụ nhất
- Với viêm phế quản có liên quan đến tụ cầu khuẩn: có thể chỉ định một số loại thuốc tiêm tĩnh mạch như Cloxacillin loại 0,5g; Bristopen loại 1g; Vancomycin loại 0,5g; Cefobis loại 1g
- Với viêm phế quản liên quan đến Haemophilus influenzae: Dùng Cloramphenicol loại 0,5g hoặc 1g: tiêm tĩnh mạch 30 – 50mg/kg/24 giờ.
- Nếu viêm phế quản phổi do virus: bác sĩ có thể xem xét chỉ định các loại thuốc dùng trong điều trị cúm A
- Kháng sinh: Chỉ có tác dụng trên vi khuẩn, không có tác dụng trên virus. Với những người chưa dùng kháng sinh trước đó có thể chỉ định Ampicillin hoặc kết hợp với Amikacin. Với những người đã từng dùng kháng sinh có thể chỉ định Augmentin hay Tarcefoksym.
- Thuốc trị ho: Thường dùng một số loại thuốc như Terpin codein, Dextromethorphan để giảm ngay các triệu chứng ho khan, ho có đờm khó chịu.
- Thuốc làm loãng đờm: có thể chỉ định acetylcystein, bromhexin, carbocystein. nhưng cần kết hợp uống nhiều nước để đảm bảo kết quả tốt nhất.
- Một số thuốc khác: thuốc giãn phế quản, các loại vitamin giúp tăng cường đề kháng…
Các loại thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám kiểm tra và chỉ định các loại thuốc phù hợp. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nếu không có chỉ định từ bác sĩ vì có thể làm các triệu chứng bệnh trầm trọng hơn.
Điều trị triệu chứng không dùng thuốc
Song song với việc dùng thuốc người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng một số cách để làm giảm nhẹ các triệu chứng, tránh lạm dụng các loại thuốc Tây quá nhiều có thể gây hại ngược lại.
Dùng nước muối sinh lý
Người bệnh nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng hằng ngày. Nước muối vừa giúp sát khuẩn, ức chế một số vi khuẩn virus tấn công để ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm. Đồng thời nước muối còn có thể làm dịu lại tình trạng phế quản đang bị sưng viêm đau nhức, làm giảm đờm nhầy giúp người bệnh thấy dễ chịu hơn.
Người bệnh có thể mua nước muối sinh lý tại bất cứ hiệu thuốc Tây nào để súc miệng ngày 2- 3 lần đồng thời dùng kết hợp để rửa mũi.
Hạ sốt
Ngay khi thấy người bệnh có các triệu chứng sốt cao cần nhanh chóng tiến hành hạ sốt để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.Tuy nhiên trong trường hợp sốt cao trên 38, 5 độ cần tiến hành kết hợp song song với việc dùng thuốc để hạ thân nhiệt nhanh chóng hơn.
Tham khảo các cách hạ sốt tại nhà sau
- Uống nhiều nước: Nước sẽ duy trì mật độ chất lỏng, làm dịu thân nhiệt đồng thời bù đắp lại lượng nước đã mất. Bên cạnh nước lọc, người bệnh nên bổ sung thêm các loại C sủi, nước cam do có chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường miễn dịch để đẩy lùi các tác nhân gây bệnh.
- Lau người bằng nước ấm: Bệnh nhân có thể dùng khăn sạch nhúng nước ấm, vắt hơi ráo để lau người, Đặc biệt tại các vị trí như nách, bẹn, lòng bàn tay bàn chân, cổ sẽ thấy cơ thể hạ nhiệt nhanh và thoải mái hơn. Chú ý cũng nên dùng nước ấm để tắm thay vì nước lạnh.
- Dùng miếng dán hạ sốt: Người bệnh cũng có thể dùng một chiếc khăn nhúng nước mát đã vắt ráo đắp lên trán để cân bằng nhiệt độ. Ngoài ra cũng có thể dùng miếng dán hạ sốt để hạ thân nhiệt nhanh chóng hơn.
Bên cạnh đó, chú ý nghỉ ngơi nhiều hơn trong phòng thoáng mát, tránh nơi có gió trực tiếp hay dùng điều hòa có nhiệt độ quá thấp trong phòng cũng là cách giúp hạ sốt rất hiệu quả cho người lớn.
Sử dụng các thảo dược
Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cũng có thể áp dụng một số thảo dược quen thuộc để cải thiện các triệu chứng Viêm phế quản phổi ở người lớn. Ưu điểm của bài thuốc này có độ an toàn cao, hầu như không gây ra tác dụng phụ, dễ thực hiện nên có thể áp dụng trên nhiều đối tượng.
Một số bài thuốc quen thuộc mà người bệnh có thể áp dụng như
- Gừng: Các hoạt chất trong gừng có khả năng ức chế rất nhiều loại vi khuẩn, virus đồng thời với tính chất của mình gừng cũng giúp làm ấm cổ họng và cải thiện tốt các triệu chứng viêm phế quản phổi. Bạn có thể hãm gừng với nước sôi, pha thêm mật ong để làm trà uống mỗi sáng. Hoặc đơn giản hơn bạn chỉ cần ngậm trực tiếp một vài lát gừng tươi với vài hạt muối cũng đem lại tác dụng tuyệt vời.
- Tỏi: allicin là chất kháng sinh tự nhiên có nhiều trong tỏi với khả năng kháng khuẩn chống viêm tốt. Đồng thời tỏi cũng giúp cải thiện mạch máu lưu thông giúp việc hô hấp dễ dàng hơn. Người bệnh có thể ngậm trực tiếp vài tép tỏi hoặc thái lát tỏi ngâm cùng mật ong trong vài ngày để ăn dần.
- Mật ong: Pha mật ong với nước chanh ấm hay giấm táo cũng đem đến tác dụng sát khuẩn cho cổ họng, tăng cường vitamin C rất tốt.
Người bệnh cũng có thể kết hợp các bài thuốc từ thảo dược này với thuốc Tây để cải thiện các triệu chứng viêm phế quản phổi ở người lớn nhanh chóng hơn. Kiên trì thực hiện các bài thuốc này để hạn chế việc lạm dụng các loại thuốc Tây quá nhiều sẽ đem lại rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
Phòng ngừa nguy cơ viêm phế quản phổi ở người lớn
Thay đổi chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng lành mạnh hơn chính là cách tốt nhất để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản phổi ở người lớn. Mỗi người luôn cần đề cao tinh thần phòng bệnh từ sớm chứ không nên đợi đến lúc mắc bệnh mới tiến hành điều trị và phòng tránh cũng đã quá muộn.
Theo đó, để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh cần lưu ý những vấn đề sau
- Tránh xa các tác nhân gây nhân gây bệnh bằng cách đeo khẩu trang khi ra ngoài
- Thay đổi nơi ở hay môi trường làm việc nếu có liên quan đến các hóa chất, bụi bẩn nhiều. Nếu liên quan đến tính chất công việc không tiện thay đổi nên có đầy đủ các đồ bảo hộ, đeo khẩu trang cẩn thận để phòng tránh tối đa các tác nhân gây bệnh.
- Giữ ấm cơ thể khi ra ngoài, đặc biệt vào các thời điểm giao mùa hay vào buổi tối, lúc sáng sớm
- Dọn dẹp vệ sinh nơi ở thường xuyên, giặt giũ chăn màn sạch sẽ, tránh nuôi động vật trong phòng ngủ để loại bỏ các dị nguyên gây kịch thích
- Bỏ thuốc lá đồng thời tránh xa những nơi có khói thuốc
- Điều trị triệt để những bệnh lý liên quan
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng, hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Trong đó Vitamin A, vitamin C, Kẽm hay các loại đạm chính là những thực phẩm giúp tăng cường lớp phòng bị của hệ miễn dịch. Do đó cần có rau xanh, trái cây trong thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày.
- Uống đủ 2- 2,5 lít nước mỗi ngày sẽ giúp đảm bảo chức năng của các cơ quan nội tạng, đồng thời loại bỏ các độc tố dư thừa ra khỏi cơ thể.
- Tránh xa những thực phẩm có thể gây dị ứng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, các thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc
- Hạn chế sử dụng bia rượu, các chất kích thích, nước uống có ga
- Nêm nếm gia vị vừa ăn, tránh các món ăn quá mặn hay quá ngọt
- Tập thể dục thể thao hằng ngày cũng giúp tăng cường sức đề kháng rất tốt
- Với những người có các bệnh lý nền nên đi thăm khám và kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm nguy cơ mắc các bệnh khác liên quan.
Viêm phế quản phổi ở người lớn nếu phát hiện và điều trị quá muộn cũng có thể gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Dành thời gian khám bệnh tổng quát định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần để có hướng chăm sóc sức khỏe phù hợp, phòng tránh nguy cơ những bệnh lý khác xuất hiện.