Viêm tủy xương hàm là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau và mất răng, có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Hiểu về viêm tủy xương hàm sẽ giúp bạn chủ động phòng ngừa và có những biện pháp điều trị sớm nhất.
I- Như thế nào thì được gọi là viêm tủy xương hàm?
1- Viêm tủy răng là gì?
Theo giải phẫu học, tủy răng kéo dài từ thân răng đến chân răng và được bao bọc bởi ngà răng. Các tổ chức tủy răng thông qua các lỗ rất nhỏ ở cuống răng. Tủy chứa các dây thần kinh, mạch máu và mô liên kết để nuôi dưỡng răng của chúng ta.
Tất cả dạng răng trên hàm của chúng ta đều có thể bị viêm tủy, và vì sự kéo dài đến xương hàm nên viêm tủy răng cũng thường được gọi với cái tên là viêm tủy xương hàm.
Đây là tình trạng vùng tủy của răng và các mô bao xung quanh chân răng bị viêm nhiễm, gây đau nhức dữ dội. Bệnh chia thành cấp tính và mãn tính, có hoặc không có triệu chứng ban đầu, mức độ nặng nhẹ khó kiểm soát. Ngoài ra, chứng viêm tủy xương hàm đôi khi còn bị nhầm lẫn với các vấn đề khác về răng – hàm – mặt như:
- Tủy răng bị canxi hóa.
- Chóp răng chưa phát triển hoàn (thường thấy ở bệnh nhân trẻ tuổi).
- Các chấn thương về răng – hàm – mặt.
- Dị ứng với thuốc gây tê sau khi nhổ răng.
2- Mức độ nghiêm trọng của viêm tủy xương hàm
Tủy răng bị viêm sẽ dẫn đến tình trạng sung huyết, gây đau nhức nghiêm trọng. Cảm giác đau do viêm tủy không chỉ xuất hiện ở vùng răng hàm mà còn tác động đến não bộ của người bệnh, khiến cho đầu có cảm giác nhức, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi.
Bên cạnh đó, răng chết tủy mà không được điều trị thì sẽ dẫn đến tình trạng viêm quanh chóp chân răng và mưng mủ. Các biến chứng có thể phát sinh bao gồm:
- Viêm quanh cuống răng.
- Rụng răng.
- Viêm xương.
- Viêm hạch.
Tất cả đều là những vấn đề nghiêm trọng, gây hại lớn đến sức khỏe tổng thể của người bệnh. Vì vậy, khi nhận thấy răng hàm của mình có những dấu hiệu bất thường như đau nhức từng cơn, đau nhói lên, răng bị đổi màu v.v…thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được khám và điều trị kịp thời.
II- Các triệu chứng thường gặp của chứng viêm tủy xương hàm
Viêm tủy xương hàm được phân thành 3 giai đoạn: Có thể phục hồi, cấp tính và mãn tính. Ở mỗi dạng sẽ có những triệu chứng đặc trưng để chúng ta có thể nhận biết được. Cụ thể như sau:
1- Triệu chứng của viêm tủy xương hàm có thể phục hồi (tiền tủy viêm)
Nguyên nhân của tiền tủy viêm thường là do bạn bị sâu răng những lại không điều trị. Giai đoạn này tồn tại trong thời gian ngắn, lúc này tủy răng có thể được phục hồi hoàn toàn nếu bạn điều trị.
- Tính chất đau: Các cơn đau thoáng qua, xuất hiện rõ ràng hơn vào ban đêm và dễ nhầm lẫn với cảm giác ê buốt do sâu răng.
- Thời gian đau: Kéo dài khoảng 5-10 phút nhưng không liên tục, thi thoảng chỉ nhói lên.
- Kích thích: Nhiệt độ nóng, lạnh, thức ăn ngọt khiến cơn đau nhói lên ngay lập tức.
- Vị trí: Ngoài răng ra thì không còn vị trí nào trên cơ thể bị ảnh hưởng.
2- Triệu chứng của viêm tủy xương hàm cấp tính
Ở giai đoạn cấp tính, quan sát bằng mắt thường có thể thấy răng đau hơi trồi cao hơn so với các răng khác và có cảm giác lung lay nhẹ.
- Tính chất đau: Xuất hiện cơn đau dữ dội một cách bất chợt, đau đến chảy nước mắt. Qua cơn đau thì người bệnh lại trở lại bình thường. Nếu tủy có mủ thì cơn đau sẽ dữ dội hơn, cảm giác đau như có mạch đập, như gõ trống vào tai.
- Thời gian đau: Bất chợt và kéo dài trên 15 phút.
- Kích thích: Khi thức ăn lọt vào lỗ sâu răng, uống nước lạnh sẽ có cảm giác đau buốt đến giật mình.
- Vị trí: Ảnh hưởng nhiều đến hàm.
3- Triệu chứng của viêm tủy xương hàm mãn tính
Trường hợp viêm tủy răng hàm mãn tính nếu không được điều trị sẽ dẫn đến việc tủy răng bị hoại tử.
- Tính chất đau: Cảm giác đau trở thành tự nhiên, âm ỉ và thi thoảng nổi bật lên với những cơn đau buốt. Người bệnh đau nhiều hơn về đêm.
- Thời gian đau: Đau tự phát có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ, khoảng cách giữa các cơn đau rất ngắn.
- Kích thích: Ở giai đoạn đầu, các cơn đau có thể xuất hiện một cách tự nhiên hoặc do kích thích nhiệt độ. Nhưng khi đến giai đoạn sau thì chỉ khi chạm nhẹ cũng sẽ khiến cho bệnh nhân đau.
- Vị trí: Cơn đau có thể ảnh hưởng đến dây chằng quanh răng và hàm.
Lưu ý, quá trình tạo thành mủ và sưng mô ở giai đoạn mãn tính dễ bị nhầm lẫn với tình trạng cấp tính, đòi hỏi sự phân biệt về chẩn đoán và phương pháp điều trị khác nhau.
Viêm tủy xương hàm cũng có thể kết hợp với một số rối loạn về mặt hệ thống, bao gồm: Sốt không rõ nguyên nhân, nhiễm khuẩn, sinh non, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các vấn đề về mạch máu não.
4- Các triệu chứng nhắc nhở bạn đi gặp bác sĩ
Tủy răng có chứa nhiều dây thần kinh quan trọng, chính vì vậy mà khi nhận thấy có những dấu hiệu sau đây, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt:
- Cơn đau răng xuất hiện thường xuyên, ngay cả di chuyển cũng cảm thấy đau.
- Răng trở nên nóng hơn và các kích thích nóng/lạnh đều gây ra đau buốt.
- Màu sắc răng thay đổi, sậm hơn và trong hơn.
- Xuất hiện tình trạng sưng nướu, sưng hàm.
III- Bạn có thể bị viêm tủy xương hàm bởi những nguyên nhân nào?
1- Những nguyên nhân gây bệnh viêm tủy xương hàm
Nguyên nhân chính gây viêm tủy xương không chỉ là vi khuẩn, mà còn là do sâu răng do các tác nhân vật lí. Các chấn thương do áp lực tác động vào răng làm lộ buồng tủy, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và phân tán.
Viêm tủy răng có thể là do nhiễm trùng ngược, trường hợp này nếu không được điều trị kịp sẽ dẫn đến hiện tượng chết tủy, nhiễm trùng lan rộng ở mô quanh chóp.
Bên cạnh đó, những chấn thương (gãy thân răng, gãy gốc, mài mòn…) , các hóa chất (nhiễm độc chì, thủy ngân…), sang chấn, sự thay đổi áp suất môi trường cũng là một nguyên nhân khác gây ra viêm tủy xương hàm.
2- Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm tủy xương hàm
Hiện tượng viêm tủy xương hàm sẽ có nguy cơ hình thành cao hơn ở những người có thói quen vệ sinh răng miệng kém, hoặc bệnh nhân có vết mổ trong khoang miệng.
Bên cạnh việc gây đau đớn và khó chịu, viêm tủy còn khiến cho dịch tủy lan rộng ra ngoài các rào cản tự nhiên và gây ra những biến chứng. Những biến chứng tiêu biểu như nhiễm khoang mạc sâu vùng đầu và cổ có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.
Không những nguy hiểm, bệnh lý này còn có phạm vi đối tượng mắc bệnh rất rộng. Nói như vậy có nghĩa là bất cứ ai cũng có thể bị viêm tủy xương hàm, bất kể tình trạng sức khỏe tổng thể có đang tốt hay không.
Dưới đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tủy xương hàm mà bạn nên quan tâm:
- Không đánh răng trước khi đi ngủ, đánh răng sai cách.
- Chế độ ăn uống có chứa nhiều đường.
- Ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh hoặc có thói quen kết hợp chúng trong cùng một bữa ăn.
- Có nhiều răng sâu nhưng không được điều trị đúng cách hoặc không điều trị.
Ngoài ra, bạn cũng có thể bị viêm tủy xương hàm bởi những nguyên nhân chưa được liệt kê ở trên.
IV- Cách điều trị hiệu quả viêm tủy xương hàm
1- Chẩn đoán bệnh viêm tủy xương hàm bằng các kỹ thuật nào?
Sau khi đến bệnh viện, người nghi ngờ bị viêm tủy xương hàm sẽ được chẩn đoán bởi các kỹ thuật dưới đây:
- Gõ: Dùng gương soi răng loại nhỏ để gõ để xem có cảm giác đau buốt hay không.
- Sờ bằng tay: Cách này giúp cảm nhận độ vững chắc của chân răng cũng như xem xét hàm quanh đó có bị sưng hay không.
- Kiểm tra bằng nhiệt: Tủy đã bị hoại tử sẽ không có phản ứng với nước nóng – lạnh.
- Xét nghiệm tủy điện: Kỹ thuật hiện đại giúp kiểm tra tình trạng tủy.
- Chụp X-Quang.
Sau khi đã hoàn thành các bước chẩn đoán, các bác sĩ sẽ dễ dàng biết được tình trạng hiện tại của tủy, răng, hàm cũng như mức độ viêm nhiễm để tiến hành điều trị.
2- Điều trị viêm tủy xương hàm bằng những phương pháp nào?
Nhiều thập kỷ trước, việc điều trị viêm tủy thường gây đau đớn dữ dội và không phải ai cũng có thể chịu được. Tuy nhiên, sự phát triển của y học hiện đại đã giúp cho các bác sĩ có thể điều trị viêm tủy xương hàm hiệu quả, an toàn mà lại ít gây đau đớn cho người bệnh.
Các bước điều trị thường sẽ được bác sĩ/nha sĩ tiến hành như sau:
Điều trị tủy:
- Xác định vị trí cần điều trị thông qua hình ảnh chụp X-Quang.
- Làm sạch khoang miệng.
- Gây tê cục bộ để có thể kiểm soát cơn đau.
- Ngậm tấm cao su trong miệng để giữ cho răng được sạch sẽ, bảo vệ răng và không bị tràn nước bọt.
- Loại bỏ sâu răng bằng máy mài.
- Mở lỗ tủy từ lỗ sâu răng, thường sẽ thông với buồng tủy.
- Sử dụng dụng cụ nha khoa để loại bỏ phần tủy bị nhiễm trùng.
Điều trị nhiễm trùng chân răng:
- Sau khi loại bỏ phần tủy bị nhiễm trùng, buồng tủy được rửa sạch sẽ.
- Làm sạch lần nữa và sấy khô.
- Đưa thuốc vào chân răng để loại bỏ hoàn toàn nhiễm trùng.
- Nếu nhiễm trùng đã lan ra ngoài răng, bệnh nhân sẽ được nhận vài liều thuốc kháng sinh.
- Điều trị tủy cần nhiều lần nên một miếng trám tạm thời sẽ được đặt vào chân răng để bảo vệ răng, tránh các mảnh vụn và nước bọt rơi vào buồng tủy.
- Sau khi hoàn thành điều trị, bác sĩ sẽ trám răng của bệnh nhân lại một cách chắc chắn.
Hạn chế cắn hoặc nhai cho đến khi quá trình điều trị hoàn tất và đủ thời gian phục hồi.
3- Kiểm soát viêm tủy xương hàm bằng những thói quen sinh hoạt nào?
Bạn có thể kiểm soát được tủy xương của mình với các biện pháp sau đây:
- Tránh ăn nhiều thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
- Hình thành thói quen răng miệng có lợi cho tủy và xương hàm bằng cách đánh răng sau mỗi bữa ăn và không cắn vật cứng.
- Xây dựng chế độ ăn uống với mức Carbonhydrate hợp lý.
Trên đây là những điều cơ bản nhất mà bạn cần biết về viêm tủy xương hàm – một bệnh lý về Răng hàm mặt rất phổ biến hiện nay. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc nha sĩ, thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên điều trị.