Mẹ Nhật có cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên khác biệt nhiều so với các bà mẹ ở đất nước khác. Có lẽ nhờ vậy mà trẻ em khỏe mạnh và có thói quen tự lập từ rất sớm. Vậy các bà mẹ Nhật đã làm gì để trẻ ăn ngoan ngay trong lần ăn dặm đầu tiên? Hãy cùng tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây nhé!
Thời điểm nào thì các bà mẹ người Nhật tập cho bé ăn dặm lần đầu tiên?
Thời điểm nào thích hợp để cho bé ăn dặm lần đầu? Đây là câu hỏi mà nhiều gia đình có con lần đầu cảm thấy băn khoăn. Trên thực tế, không có câu trả lời chính xác 100% cho vấn đề này. Tùy vào thể trạng và sự phát triển của trẻ mà các mẹ sẽ quyết định thời điểm cho bé ăn dặm lần đầu.
Theo lời khuyên của chuyên gia tại WHO/UNICEF thì khuyên cho trẻ đủ 180 ngày tuổi (khoảng 6 tháng tuổi) thì mới nên chuyển sang ăn dặm. Lúc này hệ tiêu hóa của bé đã dần hoàn thiện và sẵn sàng để làm quen với các loại thức ăn khác.
Tuy nhiên, ở các nước châu Á nói chung thì các mẹ lại chọn cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên từ rất sớm. Ở Nhật bữa ăn lần đầu của bé thường trong giai đoạn trẻ 4 – 6 tháng tuổi.
8 quy tắc khi mẹ thực hiện cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên kiểu Nhật
Bữa ăn dặm lần đầu của bé là mốc đánh dấu bé bước sang một giai đoạn phát triển mới. Để bữa ăn được diễn ra suôn sẻ, các mẹ cần sự chuẩn bị kỹ càng và thuộc nằm lòng những quy tác dưới đây. Ngoài 8 nguyên tắc dưới đây, các mẹ có thể thu thập thêm nhiều kiến thức về ăn dặm tại Cách cho trẻ ăn dặm của Matsuya. Còn bây giờ hãy cùng XinhXinh nhớ rõ những quy tắc này mẹ nhé!
1. Chỉ cho bé tập ăn dặm lần đầu khi thấy có những dấu hiệu thèm ăn
Không nhất thiết phải đợi đến một mốc thời gian cụ thể thì các mẹ mới cho bé ăn dặm. Ở Nhật khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu chứng tỏ sự thèm ăn thì các mẹ sẽ cho bé tập ăn dặm.
Các mẹ chỉ cần chú ý là sẽ nhận thấy những dấu hiệu này rõ ràng như: nhìn chăm chú, tóp tép miệng khi thấy người lớn ăn hay đơn giản là khi bé đã có thể ngồi vững.
2. Chọn thời điểm thích hợp trong ngày khi cho bé tập ăn dặm lần đầu
Như đã nói ở trên thì các chuyên gia khuyến khích các mẹ cho bé ăn dặm lần đầu khi đủ 6 tháng tuổi để hệ tiêu hóa có thể phát triển hoàn thiện. Tuy nhiên, các mẹ có biết thời điểm nào trong ngày thì thích hợp để cho bé ăn dặm hay không?
Theo kinh nghiệm của các mẹ Nhật thì buổi sáng thì bé sẽ thèm ăn và bớt kén chọn. Nguyên nhân là sau một đêm dài thì thức ăn trong bụng bé đã tiêu hóa hết, bé sẽ hào hứng với thức ăn hơn.
Chú ý: Các mẹ không nên cho bé tập ăn dặm khi bé đang bệnh, chán ăn hay đã bú no.
3. Dù học cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên kiệu Nhật cũng có thể thất bại
Dù thực hiện theo cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên kiểu Nhật thì cũng không có gì đảm bảo bé sẽ ăn ngon miệng ngay. Thực tế chứng minh, các mẹ Nhật đôi khi cũng phải mất đến 5 -10 lần thử thì bé mới dần làm quen với dạng thức ăn mới. Điều các mẹ cần làm lúc này là cần kiên trì thử lại nhiều lần.
4. Tập ăn dặm không có nghĩa là bỏ sữa mẹ – Hãy biết cân bằng hợp lý
Với trẻ đang độ tuổi phát triển thì sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất. Không chi có nhiều dưỡng chất, trong sữa mẹ còn có kháng thể, giúp tăng cường sức đề kháng – điều mà bé còn thiếu khi nhỏ.
Nếu mẹ cho bé tập ăn với cháo hoặc bột ăn dặm hoặc rồi bỏ không chó bé bú sữa nữa thì không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tinh thần của trẻ. Mẹ hãy cho bé ăn dặm kết hợp với bú sữa. Và dần cho bé thôi bú khi đủ 1 năm tuổi.
5. Theo dõi sự phát triển và lập thời gian biểu cho việc ăn dặm của con
Một chế độ ăn dặm phù hợp với bé cần được xây dựng chi tiết tới từng bữa ăn và thời gian cụ thể. Muốn làm điều này mẹ nên chú ý theo dõi, ghi chép lại quá trình ăn uống của bé để cân đối dưỡng chất và lượng thức ăn trong từng bữa. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên làm bảng theo dõi sự phát triển của bé theo từng tháng để nắm rõ được nhu cầu dinh dưỡng mà bé cần.
6. Luôn trong tư thế chuẩn bị – Có dụng cụ sẵn sàng khi cần thiết
Khi nhận thấy gần đến khoảng thời gian thích hợp, mẹ cần mua sắm sẵn các dụng cụ cần thiết để bé tập ăn dặm. Những dụng cụ cơ bản mà mẹ Nhật chuẩn bị cho con ăn dặm gồm: Ghế ngồi ăn, một bộ bát – muỗng, cốc uống nước và túi ăn dặm và nhiều những kiến thức và kỹ năng đi kèm, các mẹ có thể tìm thấy sự hướng dẫn chi tiết tại trang sức khỏe trẻ ăn dặm Matsuya.
Các mẹ nên mua các dụng cụ ăn dặm được làm tự chất liệu an toàn cho bé. Nếu những dụng cụ này có màu sắc bắt mắt sẽ là một điểm cộng khi khiến bé thích thú khi đến bữa ăn.
7. Không nên ép buộc hãy biết dừng bữa ăn dặm của bé lại đúng lúc
Nhiều mẹ nóng lòng khi cho bé tập ăn dặm lần đầu nên cố gắng ép cho con ăn. Bé sẽ cảm thấy sợ hãi, có ấn tượng xấu và thiếu hợp tác trong những lần sau. Với cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên kiểu Nhật thì thời gian đầu mẹ chỉ cho bé làm quen thức ăn bằng cách nếm thử. Khi mẹ thấy bé các dấu hiệu như ngậm miệng, phun thức ăn, nôn mửa,… thậm chí phát ban thì hãy dừng lại ngay nhé.
8. Hãy ưu tiên cho bé nếm thử các hương vị tự nhiên từ rau củ quả
Với ý nghĩa cho bé tập làm quen với dạng thức ăn, mùi vị mới nên không nên nêm nếm gia vị vào đồ tập ăn dặm của bé. Những gia vị này chưa thật sự thích hợp với trẻ ở giai đoạn này. Nếu sử dụng sai cách còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Trên đây Xinh Xinh đã chia sẻ những kinh nghiệm và cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên của các mẹ Nhật. Các mẹ Việt chỉ cần ghi nhớ 8 nguyên tắc ăn dặm này thì bữa ăn dặm của bé sẽ không còn đang sợ nữa. Chúc hành trình ăn dặm của mẹ và bé luôn vui!