Thoát vị bẹn thường gặp ở nam giới với mọi lứa tuổi khác nhau, nếu không được điều trị kịp thời bệnh thoát vị bẹn gây biến chứng vô sinh.
Anh N.V.H bị thoát vị bẹn gần 10 năm nay, ban đầu anh vẫn nghĩ bệnh sẽ không để lại biến chứng nguy hiểm gì cho đến khi tình trạng bệnh lý của anh ngày càng nặng, các cơn đau bắt đầu diễn ra thường xuyên hơn. Anh N.V.H đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc để thăm khám thì được bác sĩ cho biết anh bị thoát vị bẹn nhưng do bệnh để lâu không điều trị, nên dẫn đến nghẹt ống dẫn tinh và có khả năng gây vô sinh.
Nghe xong anh N.V.H không ngờ vì trước đây anh chỉ thấy hơi đau nhẹ và sưng vùng bìu, khi ho hay vận động nặng thì nó sưng lên còn lại không thấy ho, sốt gì, nên anh đã chủ quan không đi thăm khám cho đến khi xuất hiện các cơn đau bắt đầu mời tìm đến bác sĩ. “Mặc dù đã được các bác sĩ tại Thu Cúc phẫu thuật thành công bằng phương pháp thoát vị bẹn nội soi nhưng tôi vẫn cảm thấy lo lắng về sức khỏe sinh sản của mình vì tôi đã để bệnh quá lâu rồi mới điều trị”- Anh N.V.H chia sẻ.
1. Triệu chứng thoát vị bẹn
Thoát vị bẹn thường gặp ở nam giới với mọi lứa tuổi (nữ giới cũng có thể gặp, biểu hiện sưng ở môi lớn nhưng tỷ lệ thấp hơn so với nam). Đây là tình trạng các tạng trong ổ bụng như mạc nối (mỡ chài, ruột) chui xuống bìu hoặc ra thành bụng vùng bẹn (nơi có ống dẫn tinh chạy qua).
Khối phồng thường xuất hiện ở bên phải nhiều hơn bên trái, phần lớn không đau nên khiến người bệnh thường chủ quan không đi thăm khám sớm. Khối phồng sẽ thấy rõ hơn khi người bệnh đứng, to hơn khi tăng áp lực trong ổ bụng khi rặn, ho, hắt hơi, khóc hay hoạt động nặng,…
2. Nguyên nhân gây thoát vị bẹn
Bệnh thoát vị bẹn do 2 nguyên nhân chính gây ra gồm bẩm sinh và mắc phải.
– Thoát vị bẹn bẩm sinh là do sự tồn tại ống phúc tinh mạc ở trẻ nhỏ khi sinh ra đã có.
– Thoát vị bẹn do mắc phải thường xảy ra khi các tạng trong cơ thể “thoát” ra khỏi vị trí bình thường, thường gặp ở người trưởng thành có áp lực ổ bụng cao, thành bụng yếu, bí tiểu do bệnh phì đại tuyến tiền liệt (u xơ tiền liệt tuyến), tao bón thường xuyên, ho mạn tính, béo phì, đặc biệt nam giới tuổi càng cao càng dễ bị thoát vị bẹn.
3. Những biến chứng nguy hiểm của thoát vị bẹn
Các trường hợp thoát vị bẹn nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng cho người bệnh như hoại tử ruột, mạc treo ruột, hoại tử các tạng, hoại tử ruột gây viêm phúc mạc toàn thể dẫn tới tử vong. Đây cũng là yếu tố thuận lợi gây xoắn tinh hoàn ở nam giới, teo tinh hoàn, nghẹt bó mạch thừng tinh gây hoại tử tinh hoàn, nghẹt ống dẫn tinh gây vô sinh.
Theo thống kê, bệnh thoát vị bẹn chủ yếu gặp ở nam giới chiếm đến gần 90% số ca mắc thoát vị bẹn, chỉ có khoảng 10% số ca là nữ giới và thường chỉ gây khó chịu, ít dẫn đến biến chứng. Nam giới khi bị thoát vị bẹn nên đi thăm khám sớm và có biện pháp can thiệp phẫu thuật kịp thời để bệnh không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và không gây ra biến chứng vô sinh, điều mà mọi nam giới đều không mong muốn.
4. Điều trị thoát vị bẹn như thế nào?
Hiện nay phương pháp phẫu thuật thoát vị bẹn phổ biến đang được áp dụng là phẫu thuật thoát vị bẹn nội soi.
Với phương pháp này bác sĩ sẽ bít lại lỗ thủng ở vùng ben, có thể khâu bít có lưới hoặc không cần lưới. Phương pháp phẫu thuật nội soi thoát vị bẹn giúp quá trình điều trị trở nên ít đau, người bệnh hồi phục nhanh, nguy cơ nhiễm trùng rất thấp do được thực hiện trong hệ thống phòng mổ vô khuẩn một chiều, các dụng cụ được khử trùng sạch sẽ, giảm thời gian phẫu thuật và nằm viện, tiết kiệm chi phí, tỷ lệ tái phát rất thấp, sẹo rất nhỏ nên đảm bảo tính thẩm mỹ cao cho người bệnh.
5. Lời khuyên từ bác sĩ
Bệnh thoát vị bẹn thường không gây ra các triệu chứng như đau, sốt… nên người bệnh thường hay chủ quan không đi thăm khám sớm. Bệnh để lâu sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của nam giới. Vì vậy, nếu bạn có các triệu chứng thoát vị bẹn nên đi thăm khám sớm với bác sĩ để được tư vấn và có biện pháp can thiệp kịp thời. Hiện nay phương pháp điều trị thoát vị bẹn bằng công nghệ phẫu thuật nội soi sẽ giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng và đảm bảo tính thẩm mỹ cao.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.