Đau đầu khám khoa nào và khi nào nên đi khám?

5 tháng trước 48

Đau đầu khám khoa nào hay đau đầu khám chuyên khoa gì là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Đồng thời, đau đầu có tiềm ẩn những bệnh lý gì nguy hiểm hay không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

đau đầu khám khoa nào

Vì sao cần xác định đúng khoa khám chữa bệnh đau đầu?

Khám đau đầu đúng chuyên khoa với các chỉ định phù hợp sẽ giúp người bệnh sớm chữa bệnh kịp thời, hiệu quả. Việc xác định chính xác ​​nên khám đau đầu ở khoa nào giúp bạn có thể đăng ký khám, chữa bệnh đúng chuyên khoa.

Mỗi chuyên khoa tại bệnh viện thường tập trung vào một lĩnh vực cụ thể. Bác sĩ của chuyên khoa đó sẽ có kiến thức chuyên sâu về bệnh lý mà người bệnh đang mắc phải, từ đó đưa ra chẩn đoán, điều trị chính xác. Đăng ký thăm khám đúng chuyên khoa còn giúp việc điều trị đạt hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Bị đau đầu khám khoa nào?

Vậy, đau đầu khám khoa gì? Có nhiều nguyên nhân gây đau đầu như do căng thẳng, viêm xoang, suy giảm hormone, tăng huyết áp… Điều này khiến nhiều người bệnh cảm thấy lo lắng và bối rối, không biết nên chọn khoa gì để khám khi bị đau đầu.

Thông thường, khi bị đau đầu bạn sẽ được hướng dẫn đến khám tại chuyên khoa thần kinh. Tùy trường hợp, người bệnh có thể được chỉ định phối hợp khám ở các chuyên khoa liên quan như: (1)

1. Chẩn đoán hình ảnh

Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh thăm khám tại khoa Chẩn đoán hình ảnh để thực hiện chụp CT, MRI, X-quang… giúp khảo sát, đánh giá và tìm ra nguyên nhân gây đau đầu. Ví dụ, chụp MRI để xác định người bệnh có khối u não gây đau đầu hoặc có tình trạng tắc nghẽn mạch máu não/xuất huyết não hay không. (2)

2. Khoa Mắt

Đau đầu nên khám khoa nào là phù hợp? Sau khi kiểm tra sức khỏe tại khoa Thần kinh, loại trừ các nguyên nhân như u não, viêm màng não, đau nửa đầu Migraine… thì người bệnh có thể cần thăm khám tại khoa Mắt. Bệnh tăng nhãn áp, viễn thị, loạn thị… cũng có thể gây đau đầu kèm với tình trạng nhức mỏi mắt, nhìn mờ, chảy nước mắt.

triệu chứng đau đầu khám ở khoa nàoBệnh tăng nhãn áp gây đau đầu kèm theo triệu chứng nhức mỏi mắt

3. Khoa Tai – Mũi – Họng

Các vấn đề như viêm xoang, viêm tai giữa, bệnh Meniere… cũng có triệu chứng đau đầu và cần thăm khám tại chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để bác sĩ có thể chẩn đoán đúng bệnh, đề ra phương pháp điều trị phù hợp.

4. Khoa Nội tiết

Vì sao người bị đau đầu có thể cần thăm khám tại khoa Nội tiết? Bởi việc suy giảm nồng độ hormone đột ngột cũng có thể gây đau đầu nên người bệnh có thể cần thăm khám thêm tại Khoa Nội tiết.

5. Khoa Tim mạch

Bị đau đầu khám khoa nào bên cạnh khoa Thần kinh? Người bệnh có thể cần khám tại khoa Tim mạch. Trong trường hợp ngoài tình trạng đau đầu, người bệnh còn gặp các triệu chứng khác liên quan đến huyết áp và những bệnh lý tim mạch thì cần thăm khám thêm tại khoa Tim mạch để giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh lý chính xác.

6. Khoa Nội tiêu hóa

Bên cạnh khám tại khoa Thần kinh, một số trường hợp người bệnh có thể cần thăm khám thêm tại khoa Nội tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy… có thể gây tăng/hạ huyết áp đột ngột kèm theo tình trạng mất nước khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, đau đầu – những dấu hiệu dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh lý thần kinh.

Nếu người bệnh quá lo lắng về việc không biết đau đầu thì khám khoa nào, có thể đến bệnh viện và trình bày lý do cần thăm khám. Bệnh viện sẽ hướng dẫn người bệnh đến khoa chuyên môn phù hợp.

Khám đau đầu có thể phát hiện được bệnh gì?

Thăm khám đau đầu tại bệnh viện có thể giúp phát hiện nhiều nguyên nhân gây đau đầu khác nhau. Sau khi người bệnh xác định được đau đầu khám khoa nào và thực hiện quá trình thăm khám (có thể kết hợp với việc làm các xét nghiệm, kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng), bác sĩ có thể phát hiện ra các vấn đề dẫn đến đau đầu, chẳng hạn như: (3)

Bác sĩ dựa trên dấu hiệu bệnh và các chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng để đưa ra kết luận chính xác xem nguyên nhân gây bệnh đau đầu là gì, cần điều trị/can thiệp như thế nào.

khám đau đầu ở khoa nàoKhám đau đầu có thể phát hiện được dấu hiệu đột quỵ và nhiều bệnh lý thần kinh khác

Tình trạng đau đầu khi nào nên đi khám chuyên khoa Thần kinh?

Đau đầu nên khám khoa nào, những trường hợp đau đầu nào thì nên khám trực tiếp tại khoa Thần kinh? Nhìn chung, bất kể khi nào gặp vấn đề về đau đầu thì người bệnh cũng nên đến thăm khám tại chuyên khoa Thần kinh trước tiên. Đặc biệt, người bệnh nếu có các dấu hiệu sau đây thì nên đi khám càng sớm càng tốt, không nên tự điều trị tại nhà: (4)

  • Đau đầu đột ngột, bất thường.
  • Đau đầu tăng dần theo thời gian, ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Cơn đau không thuyên giảm sau khi áp dụng những phương pháp trị đau đầu như dùng thuốc giảm đau, nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh và thoáng mát…
  • Có triệu chứng yếu, liệt một bên của cơ thể, rối loạn vận động.
  • Đau đầu kèm với hoa mắt, rối loạn thị giác, nhìn đôi, có cảm giác ánh sáng nhấp nháy, phạm vi nhìn hẹp…
  • Rối loạn ngôn ngữ, khó nói, mất khả năng nói một câu trọn vẹn hoặc không thể hiểu được lời nói của người khác.
  • Buồn nôn, nôn ói.
  • Cơn đau đầu diễn tiến nặng hơn khi tập thể dục, vận động mạnh.
  • Đau đầu kèm theo sốt cao, mất ý thức, lú lẫn…
đau đầu nên khám khoa nàoNgười bệnh khi bị đau đầu kéo dài nên đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt

Quy trình khám đau đầu, nhức đầu tại Bệnh viện Tâm Anh

Bên cạnh việc tìm hiểu xem đau đầu khám chuyên khoa gì, một trong những vấn đề mà nhiều người quan tâm chính là quy trình thăm khám bệnh đau đầu như thế nào. Tại mỗi cơ sở khám chữa bệnh thì quy trình sẽ có sự thay đổi khác nhau. Tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, người bệnh khi có nhu cầu thăm khám có thể đặt lịch theo các cách sau:

  • Đăng ký khám bệnh trực tiếp tại bệnh viện: 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh; hoặc 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội.
  • Liên hệ hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858 (Hà Nội) hoặc 093 180 6858 – 0287 102 6789 (TP.HCM).
  • Để lại thông tin trên fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh
  • Đặt lịch trực tiếp tại website: https://tamanhhospital.vn

Sau khi đăng ký, người bệnh được lập hồ sơ khám chữa bệnh và kiểm tra sinh hiệu cũng như các chỉ số cơ bản (cân nặng, chiều cao, huyết áp, SpO2…). Tiếp theo, người bệnh được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Thần kinh. Bác sĩ tiến hành thu thập thông tin về triệu chứng đau đầu, tần suất đau đầu, tiền sử bệnh của người bệnh và gia đình, gần đây người bệnh có sử dụng thuốc gì hay có biến cố/thay đổi bất thường nào trong cuộc sống hay không…

Sau khi thăm khám, tùy theo tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh chụp MRI/CT Scan sọ não, đo điện cơ, đo đa ký giấc ngủ, xét nghiệm máu… hoặc thăm khám thêm tại các chuyên khoa khác. Sau đó, bác sĩ kết luận nguyên nhân gây đau đầu và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp với người bệnh.

đau đầu khám khoa thần kinh tâm anhĐau đầu khám khoa nào? Người bệnh được đo điện não tại Khoa Thần kinh, BVĐK Tâm Anh

Với các trường hợp điều trị ngoại trú, người bệnh được chỉ định dùng thuốc và tư vấn cách chăm sóc sức khỏe tại nhà. Với những trường hợp cần nhập viện điều trị hoặc cần theo dõi thêm thì người bệnh sẽ thực hiện thủ tục nhập viện và chuyển đến khu vực điều trị nội trú. Quy trình thăm khám đau đầu tại Khoa Thần kinh, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh thường diễn ra nhanh, đơn giản. Người bệnh thường thăm khám và ra về trong ngày.

Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Hy vọng bài viết đã phần nào giải đáp thông tin đau đầu khám khoa nào và thủ tục khám ra sao. Người bệnh đau đầu thường được khám tại chuyên khoa Thần kinh, tuy nhiên tùy vào từng trường hợp mà người bệnh có thể được chỉ định thăm khám ở các chuyên khoa liên quan cho phù hợp.

Đọc toàn bộ bài viết