Điều trị bệnh chân tay miệng như thế nào ở trẻ em?

5 tháng trước 52

Rất nhiều người thắc mắc việc điều trị bệnh chân tay miệng như thế nào ở trẻ em để đạt hiệu quả. Đây là một trong những loại bệnh khá nguy hiểm, nếu không biết cách xử lý kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Vì thế, các bậc phụ huynh cần có những kiến thức sơ bộ về cách chữa và những lưu ý cần biết trong thời gian điều trị bệnh.

Bệnh chân tay miệng như thế nào ở trẻ em?

Bệnh chân tay miệng xuất phát từ một chủng virus có hại từ môi trường. Có rất nhiều loại virus gây nên bệnh chân tay miệng trong đó chủ yếu do hai loại virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 gây ra. Thông thường, trẻ trên 6 tháng mới bắt đầu có nguy cơ mắc bệnh. Nguyên nhân là do trẻ dưới 6 tháng vẫn còn chứa 1 lượng kháng thể khá dồi dào. Lượng kháng thể này được truyền từ người mẹ trong thời gian mang bầu.

Khi chào đời, kháng thể này vẫn bảo vệ bé trong vòng 6 tháng tiếp theo. Qua 6 tháng, các kháng chất sẽ tan dần, trẻ dần mất đi lớp bảo vệ. Bắt đầu từ tháng thứ 7 trở đi, cơ thể của trẻ dễ mắc phải các siêu vi gây hại. Từ đó, khả năng mắc bệnh chân tay miệng sẽ tăng cao.

Đối với trẻ em từ 0 – 1 tuổi, khả năng mắc bệnh thấp hơn trẻ từ 2 tuổi trở lên. Hầu hết, trong độ tuổi này trẻ luôn được phụ huynh chăm sóc kỹ lưỡng. Ngoài ra, các bà mẹ thường cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong suốt 1 năm đầu. Vì vậy, trẻ sẽ không bị những siêu vi từ thực phẩm bẩn gây hại.

Nguyên nhân chính gây nhiễm bệnh ở trẻ em là do tiếp xúc gần người bệnh hoặc nơi ở không hợp vệ sinh. Nếu trẻ tiếp xúc gần người bệnh, virus có thể bám vào miệng và xâm nhập vào hệ tiêu hóa. Ngoài ra, môi trường sống bụi bặm, ẩm mốc, quần áo không được giặt sạch,… là điều kiện tốt cho virus hình thành và phát triển. Chúng sẽ bám vào miệng và tay của trẻ khi bé sinh hoạt.

Hiện nay, chưa có loại thuốc nào chuyên đặc trị bệnh chân tay miệng ở trẻ em. Các bác sĩ sẽ dùng nhiều nhóm thuốc khác nhau để chữa trị từng triệu chứng. Đồng thời, trong suốt quá trình điều trị, trẻ em sẽ được liên tục kiểm tra sức khoẻ. Dựa vào chuyển biến của cơ thể, các bác sĩ sẽ thay đổi loại thuốc hoặc hàm lượng thuốc sao cho phù hợp. Dưới đây là cách điều trị bệnh chân tay miệng như thế nào?

Điều trị bệnh tay chân miệng như thế nào ở trẻ em?

Hiện nay, chưa có loại thuốc nào điều trị đặc hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ. Để điều trị các bác sĩ sẽ sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau để kiểm soát các triệu chứng của bệnh như dùng thuốc hạ sốt, uống dung dịch bù nước, uống thuốc bổ, dùng dung dịch sát khuẩn để tránh lây nhiễm và bổ sung các loại chất dinh dương để giúp trẻ sớm hồi phục sức khỏe.

Điều trị bệnh chân tay miệng như thế nào bằng thuốc hạ sốt

Khi trẻ bị tay chân miệng, thường có dấu hiệu sốt, ở giai đoạn ủ bệnh, trẻ sốt nhẹ khoảng 38 độ C.  Nhưng khi bệnh giai đoạn toàn phát, cơn sốt sẽ nặng hơn, nhiệt độ cơ thể lên đến 39 độ. Lúc này, trẻ sẽ cần dùng đến thuốc giảm sốt để hạ thân nhiệt và tránh bị mất nước. Loại thuốc thường được dùng nhất là thuốc hạ sốt paracetamol.

Đieu-tri-benh-chay-tay-mieng-nhu-the-nao-o-tre-emĐiều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ em bằng thuốc hạ sốt paracetamol

Với trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh chỉ nên cho trẻ dùng hàm lượng 10 -15mg/lần, mỗi ngày uống 1 lần. Nếu bé vẫn chưa hạ sốt, sau 6 tiếng bạn tiếp tục cho bé uống thuốc lần 2 cho đến khi hết sốt thì dừng lại. Nếu trẻ quá nhỏ, không thể uống thuốc, bạn có thể sử dụng hạ sốt dạng viên đạn để đặt vào hậu môn để hạ sốt.

Điều trị bệnh chân tay miệng như thế nào bằng dung dịch bù nước

Khi sốt trẻ thường đổ nhiều mồ hôi, nhiệt độ tăng bất thường. Vì thế toàn bộ cơ thể bị mất nước trầm trọng, có thể gây đông máu hoặc co giật. Các bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ sử dụng Hydrite hoặc dung dịch Oresol để cải thiện tình hình này. Đây thực chất không phải là thuốc mà là một loại dưỡng chất để bổ sung cho cơ thể, giảm tình trạng mất nước.

Đối với trẻ em, các bậc phụ huynh pha 1 gói bột Oresol với nước để uống. Lưu ý, cần pha theo đúng hướng dẫn sử dụng trên bao bì. Dung dịch Oresol là sản phẩm được nhiều người sử dụng nhất, vì chúng lành tính, cung cấp đủ những thứ cần cho người bị sốt cao.

Việc dùng Oresol không sợ bị quá liều, mọi đối tượng từ trẻ nhỏ đều có thể sử dụng. Trong khi đó, Hydrite, việc sử dụng liều lượng phụ thuộc vào cân nặng của trẻ, hiện nay chưa có liều lượng chính xác dùng cho trẻ cho nên khi sử dụng cần tham khảo sự chỉ định của bác sĩ để tránh gặp các tác dụng phụ.

Điều trị bệnh chân tay miệng như thế nào bằng thuốc sát khuẩn miệng

Khi trẻ bước sang giai đoạn toàn phát, khắp cánh tay, bàn chân và cả trong miệng đều mọc nhiều mụn nước. Bọng nước chứa một lượng lớn virus, chúng dần to lên theo thời gian. Nếu bị tác động mạnh, bọc nước sẽ vỡ ra, để lại vết thương hở trên da. Các vết hở này rất dễ bị nhiễm trùng, lở loét, nếu để lâu sẽ dẫn đến hoại tử.

Vì vậy, bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc sát khuẩn, kháng khuẩn để hỗ trợ điều trị các đốm mụn cho trẻ. Trong thuốc có chứa một hàm lượng cao vitamin C, kẽm để kích thích da tái tạo, thu nhỏ mụn và làm lành vết thương.

Với trẻ em, đơn thuốc sẽ cần có thêm đồ dùng rơ miệng để lấy bớt vi khuẩn ra ngoài trước khi ăn uống. Ngoài sát khuẩn, chúng còn giúp trẻ giảm đau rát, ăn uống được ngon miệng hơn. Có nhiều loại thuốc trên thị trường có tác dụng sát khuẩn, dưới đây là những loại thuốc chất lượng cao để các bậc phụ huynh tham khảo:

Gel trị miệng Kamistad.

Liều lượng: Dùng 1/2 liều người lớn (1/4cm chiều dài thuốc x 3 lần/ngày).

Súc miệng từ nước muối sinh lý có nồng độ 0,9% NaCl, dùng sau khi ăn hoặc sau khi ngủ dậy.

Xịt miệng sát khuẩn Benzydamine: liều lượng: trẻ từ 6 đến 12 tuổi dùng 4 lần, cách mỗi 1,5 đến 3 giờ.

Điều trị bệnh chân tay miệng như thế nào bằng các chất khử khuẩn

Ngoài thuốc sát khuẩn dùng trực tiếp lên cơ thể trẻ, các bác sĩ sẽ yêu cầu trẻ cần được khử khuẩn môi trường sống xung quanh. Tuy không phải là thuốc nhưng chúng cũng có tác dụng khá quan trọng trong quá trình điều trị bệnh.

Điều này nhằm bảo vệ trẻ và những người xung quanh. Sau khi khử khuẩn, virus trong môi trường sẽ bị tiêu diệt triệt để, tránh việc lây lan sang những người khoẻ mạnh. Ngoài ra, chính trẻ cũng sẽ nhanh chóng hồi phục hơn.

Chất khử khuẩn đầu tiên là xà phòng rửa tay, dùng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Ngoài  ra, các bậc phụ huynh nên có một loại nước vệ sinh hậu môn riêng cho bé sau khi thay tã.

 Đieu-tri-benh-chay-tay-mieng-nhu-the-nao-o-tre-emRửa tay bằng xà phòng cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

Một loại chất khử khuẩn nữa không thể thiếu là cloramin, có thể dùng pha loãng với nước và rửa sạch mọi vật dụng mà trẻ từng tiếp xúc trước và trong khi bị bệnh. Sau đó bạn hãy mang những vật dụng vừa được rửa đi phơi ráo dưới ánh nắng mặt trời.

Ngoài ra, khăn lau mặt, khăn tắm và các loại vải thường tiếp xúc với chất bài tiết của trẻ cần được luộc sôi trước khi tái sử dụng. Sau khi khỏi bệnh, bạn nên bỏ các vật dụng này và thay bằng đồ mới.

Điều trị bệnh chân tay miệng như thế nào khi có biến chứng não

Khi trẻ bị bệnh chân tay miệng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng não. Để điều trị các bác sĩ sẽ kê các loại thuốc cần sử dụng như thuốc chống co giật, kháng sinh, chống phù não,… Việc dùng chính xác tên loại thuốc nào, liều lượng ra sao sẽ cần theo chỉ định của bác sĩ.

Điều trị bệnh chân tay miệng như thế nào khi có biến chứng hô hấp

Các nốt mụn trong khoang miệng thường dễ bị bể và theo ống dẫn khí đi vào phổi và gây viêm. Trẻ sẽ cần dùng thêm thuốc kháng viêm, thuốc bổ, thở oxy, thuốc chống sốc,…. để điều trị bệnh. Các loại thuốc thường được sử dụng là Dobutamin, Immunoglobulin,….. Hai loại thuốc này hiện tại có liều lượng chính xác cho trẻ em, việc sử dụng cần theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

Điều trị bệnh chân tay miệng như thế nào khi biến chứng tim mạch

Trẻ sẽ được đo huyết áp để kiểm tra mức độ tổn thương tim mạch. Thêm vào đó, các bác sĩ sẽ lấy máu đi kiểm tra xem có bị nhiễm trùng máu hay viêm cơ hay không. Từ các triệu chứng gặp phải, trẻ có thể cần dùng thêm khoảng 4 – 5 nhóm thuốc để điều trị. Thêm vào đó, các bậc phụ huynh cần thực hiện chế độ sinh hoạt và ăn uống theo lời khuyên của bác sĩ để giảm các biến chứng của bệnh chân tay miệng.

Một số lưu ý trong cách điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ

Phần lớn các ca điều trị bệnh chân tay miệng đều được chữa trị từ sớm, khi vừa có triệu chứng nhẹ. Vì thế trẻ sẽ được điều trị ngoại trú, tức là được kê đơn và uống thuốc tại nhà.

Các bác sĩ sẽ yêu cầu trẻ tái khám thường xuyên để điều chỉnh đơn thuốc cho phù hợp. Trong quá trình điều trị tại nhà, bác sĩ không thể giám sát được những chuyển biến của trẻ. Vì vậy, bạn cần thực hiện theo một số lưu ý dưới đây.

Bệnh chân tay miệng là gì?

Theo thống kê từ bộ y tế, có khoảng 15% số ca mắc bệnh chân tay miệng cần phải nhập viện để điều trị. Phần lớn đều là trẻ nhỏ, đa số là trẻ dưới 3 tuổi. Lúc này, tình trạng bệnh của trẻ đã quá nặng, bắt đầu xuất hiện những biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân có thể do virus phát triển quá nhanh, cơ thể bé không tương tác với thuốc, phụ huynh chậm trễ việc đưa bé đi khám hoặc điều trị không đúng cách. Nếu người bệnh có những dấu hiệu dưới đây, cần nhập viện điều trị càng sớm càng tốt:

  • Sốt cao trên 39 độ.

     Đieu-tri-benh-chay-tay-mieng-nhu-the-nao-o-tre-emKhi trẻ bị chân tay miệng sốt cao 390 C cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được điều trị sớm

  • Co giật, mỗi đợt kéo dài khoảng 30s đến 2 phút.
  • Khó thở, tức ngực.
  • Chân tay lạnh.
  • Da đổi màu tím tái do thiếu máu.
  • Choáng váng, mất khả năng kiểm soát các bó cơ.

Một số lưu ý trong cách điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ

Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ

Khoảng 1-2 ngày đầu tiên khi vừa sử dụng thuốc hạ sốt, trẻ có thể không hạ thân nhiệt về chỉ số bình thường ngay được. Bạn cần kiên nhẫn, sử dụng đúng liều lượng, không nên tự ý tăng hàm lượng hoặc tăng số lần uống trong ngày. Lý do là vì thuốc cần thời gian để hoạt động và chờ sự hỗ trợ của các loại thuốc ức chế virus.

Sau khi virus bị ngăn chặn, cơn sốt mới có thể giảm thiểu. Nếu bạn tự ý sử dụng quá liều để mau giảm sốt, cơ thể sẽ gặp các tác dụng phụ không mong muốn như nôn mửa, choáng váng,… Ngoài ra, sử dụng quá nhiều các loại thuốc như thuốc hạ sốt, giảm đau sẽ gây loãng xương, giòn xương khi về già.

Không tự ý mua thuốc về uống

Như đã nói ở trên, bệnh chân tay miệng không hề có thuốc đặc trị mà chỉ có thể dựa vào triệu chứng bệnh để kê đơn. Việc chọn tên loại thuốc nào cần phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Rất nhiều trường hợp người bệnh tự ý mua thuốc về dùng. Tuy có thể kìm hãm được các triệu chứng bệnh nhưng lại xảy ra thêm nhiều triệu chứng bất thường khác.

Trường hợp hay gặp nhất là tự ý mua thuốc có chứa thành phần Aspirin. Nếu hấp thụ các chất này quá nhiều, cơ thể sẽ gặp phải biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, thuốc kháng sinh sẽ không thích hợp cho việc điều trị bệnh chân tay miệng. Loại thuốc này chỉ được dùng khi có biến chứng phụ xảy ra.

Cho trẻ sử dụng thức ăn mềm

Trong thời gian khoang miệng chứa nhiều đốm mụn, trẻ có phản xạ sợ ăn uống. Nguyên nhân là vì mỗi lần ăn, các nốt mụn bị cọ xát và gây nên những cơn đau rát. Triệu chứng này càng rõ rệt hơn khi họ phải nhai các loại thực phẩm cứng hoặc dai.

Đieu-tri-benh-chay-tay-mieng-nhu-the-nao-o-tre-emKhi trẻ bị bệnh chân tay miệng cần cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm như cháo, súp, sinh tố

Vì vậy, bạn nên chế biến cho các món ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp, canh,… Ngoài ra, tuyệt đối không nên cho quá nhiều vị cay, chua, mặn vào thức ăn bởi chúng làm vết mụn khó điều trị. Tốt nhất, bạn nên chọn các phương thức nấu đơn giản như hấp, luộc, hầm để chế biến thức ăn cho trẻ.

Không dùng các nguyên liệu đã bị ôi, thiu, hư hỏng,… Thay vào đó hãy dùng những thực phẩm tươi sống để tránh nhiễm phải các vi khuẩn gây hại. Trước khi chế biến, có thể ngâm với nước muối khoảng 20-30 phút sau đó rửa thật sạch lại.

Thường xuyên sát khuẩn các nốt mụn nước

Nồng độ muối dùng để sát khuẩn ổn định nhất là 0,9%, bạn có thể mua dung dịch này ở các tiệm thuốc tây để dùng. Chúng có giá thành rất thấp, dễ sử dụng và mang lại hiệu quả cao. Ngoài việc dùng nước muối để vệ sinh khoang miệng, bạn có thể dùng chúng để lau các đốm mụn nước trên tay chân của trẻ. Việc làm này giúp ngăn cản mụn phát triển, dần thu nhỏ kích thước và tránh nhiễm trùng da. Mỗi ngày, bạn nên tiến hành lau chân tay cho trẻ bằng nước muối ngày 2 lần. .

Trên đây là toàn bộ thông tin điều trị bệnh chân tay miệng như thế nào ở trẻ em?. Bệnh chân tay miệng ở trẻ em nếu được phát hiện sớm quá trình điều trị và phục hồi rất nhanh giảm nguy cơ lây lan sang người thân và những biến chứng nguy hiểm.

Đọc toàn bộ bài viết