Thuốc bôi hẹp bao quy đầu ở trẻ em loại nào tốt? Lưu ý khi sử dụng

5 tháng trước 58

Hẹp bao quy đầu tuy không gây hại nhưng có thể tiềm ẩn nguy cơ hình thành bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản về sau. Vậy bệnh được điều trị bằng cách nào? Thuốc bôi hẹp bao quy đầu ở trẻ em loại nào tốt?

Thuốc bôi hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em là bệnh gì?

Bao quy đầu là lớp da bao quanh dương vật, có nhiệm vụ che đậy, bảo vệ quy đầu dương vật khỏi các tác nhân gây bệnh. Hẹp bao quy đầu ở trẻ em (Phimosis) là tình trạng bao quy đầu dài, ôm sát quy đầu, không thể rút lại hoàn toàn trên dương vật. Hiện tượng này xảy ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ và thường sẽ tự điều chỉnh về bình thường khi trẻ lên ba, lên bốn. Tuy nhiên, có khoảng 10% trẻ 3 tuổi mắc bệnh hẹp bao quy đầu – được gọi là hẹp bao quy đầu bẩm sinh (có thể do miệng bao quy đầu hẹp hoặc dây hãm bao quy đầu ngắn).

Một số trường hợp trẻ bị hẹp bao quy đầu bệnh lý, chủ yếu do sẹo ở vùng bao quy đầu (ngoài ra, có thể do nhiễm trùng hoặc viêm) khiến bao quy đầu không thể rút lại được. Tình trạng này được ước tính chiếm khoảng 0.6% – 1.5% trường hợp hẹp bao quy đầu ở bé trai dưới 18 tuổi, hiếm khi xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi. (1)

Hẹp bao quy đầu có thể biểu hiện ở dạng một vòng bao quanh, siết chặt và bịt kín quy đầu, gây khó khăn trong việc vệ sinh và nhiều bất tiện khác. Một số dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ em, bố mẹ cần lưu ý đưa trẻ thăm khám sớm:

  • Bao quy đầu sưng phồng khi trẻ đi tiểu.
  • Trẻ khó tiểu, rặn tiểu, tia nước tiểu nhỏ, phụt mạnh và xa.
  • Bao quy đầu có dấu hiệu viêm nhiễm, nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Ở tuổi dậy thì, trẻ có cảm giác đau khi dương vật cương cứng.
  • Khó hoặc không thể tuột bao quy đầu xuống.
Bao quy đầu bình thường và 4 mức độ hẹp bao quy đầuBao quy đầu bình thường và 4 mức độ hẹp bao quy đầu.

Thuốc bôi hẹp bao quy đầu ở trẻ em nào tốt, phù hợp?

Khi trẻ lên ba tuổi, hẹp bao quy đầu không thể tự khỏi, bệnh làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến dương vật như: viêm quy đầu, viêm đường tiết niệu, nghẹt quy đầu. Đáng lưu ý, khi quy đầu và bao quy đầu viêm nhiễm kéo dài, trẻ có nguy cơ ung thư dương vật và vô sinh. Do vậy, bố mẹ nên chú ý kiểm tra, đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám để được hỗ trợ ngay khi phát hiện trẻ bị hẹp bao quy đầu.

Việc lựa chọn phương pháp điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ em phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Trẻ dưới 3 tuổi, hẹp bao quy đầu sinh lý thường sẽ được hướng dẫn chăm sóc và vệ sinh tại nhà. Ở trẻ lớn hơn, nguyên tắc chính trong điều trị là ưu tiên các phương pháp bảo tồn, ít gây đau và đảm bảo tính thẩm mỹ. Do vậy, trẻ thường sẽ được bác sĩ kê một số loại thuốc liên quan và hướng dẫn vệ sinh cơ quan sinh dục, tự nong bao quy đầu khi tắm.

Hiện nay, các loại kem, thuốc mỡ bôi tại chỗ có chứa Steroid như Betamethasone, Triamcinolone, Clobetasol và Mometasone thường được sử dụng trong điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ. Trong đó Betamethasone 0.05% (Diprosone) là loại thuốc thường được dùng nhất, có thể dùng cho cả trẻ hẹp bao quy đầu bẩm sinh và bệnh lý.

Công dụng: Thuốc có tác dụng thúc đẩy quá trình căng da, làm da mỏng hơn, từ đó giúp việc kéo căng bao quy đầu dễ dàng hơn. Đặc biệt, khi không dùng thuốc nữa, da quy đầu sẽ quay về độ dày bình thường, đảm bảo chức năng bình thường của bao quy đầu.

Cách dùng: Đầu tiên, vệ sinh dương vật sạch sẽ, lau khô bằng khăn giấy mềm. Sau đó lấy một lượng thuốc vừa đủ dùng bôi lên bao quy đầu của trẻ phía tiếp xúc lỗ tiểu. Nếu bao quy đầu quá hẹp, bôi thuốc và kéo da quy đầu lên xuống vài lần hoặc xoa xung quanh một lúc rồi thoa thuốc vào bên trong. Cuối cùng, kéo căng da quy đầu về trước và sau (nong bao quy đầu tại nhà) theo hướng dẫn của bác sĩ. Ba mẹ cần lưu ý không nong tuột quá thô bạo sẽ gây rách da quy đầu chảy máu, đứt dây thắng dương vật, hoặc bao quy đầu bị nghẹt gây nên tình trạng nghẽn tắc da quy đầu (paraphimosis).

Liều dùng: Dùng cho trẻ trên 3 tuổi. Thoa thuốc 2 – 3 lần/ngày, liên tục trong 4 – 6 tuần. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn phù hợp, đạt hiệu quả điều trị tối ưu nhất.

Bôi thuốc và tự nong bao quy đầu tại nhàBôi thuốc và tự nong bao quy đầu tại nhà là phương pháp thường được sử dụng trong điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc bôi hẹp bao quy đầu cho trẻ em

Các loại thuốc bôi thường được chỉ định ở trẻ hẹp bao quy đầu từ 3 – 7 tuổi và trẻ lớn hơn nếu bệnh diễn ra ở mức độ nhẹ. Mặc dù phương pháp này được đánh giá cao bởi tính hiệu quả và an toàn nhưng để đạt được hiệu quả tối ưu nhất, mẹ và trẻ cần lưu ý các vấn đề dưới đây:

  • Tùy vào mỗi trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau, loại thuốc cũng như liều dùng khác nhau. Do vậy, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.
  • Đảm bảo các yếu tố vệ sinh, giữ vùng kín khô ráo, thông thoáng, rửa sạch tay với xà phòng khử khuẩn, vệ sinh dương vật sạch sẽ trước khi bôi thuốc để tránh nhiễm trùng quy đầu dương vật.
  • Bôi thuốc và thực hiện các bài tập kéo căng da bao quy đầu theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Không tự ý kết hợp với các biện pháp điều trị dân gian không có cơ sở khoa học.

Các cách điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ em khác

Ngoài phương pháp điều trị trên, dựa vào tình trạng hẹp bao quy đầu cụ thể, bác sĩ có thể áp dụng một số phương pháp điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ khác cho trẻ như:

  • Nong bao quy đầu trực tiếp;
  • Phẫu thuật cắt bao quy đầu.

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Trong quá trình điều trị hẹp bao quy đầu bằng thuốc tại nhà, trẻ nên ngưng dùng thuốc và đến bệnh viện để được thăm khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường như:

  • Sưng phồng;
  • Đỏ rát;
  • Tiểu rắt, tiểu buốt.

Đây có thể là dấu hiệu của dị ứng thuốc, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dùng. Ngoài ra, nếu sau 3 tháng dùng thuốc, tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ vẫn được khắc phục, trẻ cần được đưa đến bệnh viện để được xác định lại nguyên nhân cũng như tình trạng hẹp bao quy đầu. Từ đó, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp điều trị khác thích hợp hơn, có thể cần đến phẫu thuật cắt bao quy đầu.

Khoa Nhi – Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM hiện đang là những địa chỉ chăm sóc, thăm khám sức khỏe được nhiều bố mẹ tin tưởng và lựa chọn. Không chỉ được được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, Khoa Nhi – BVĐK Tâm Anh cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hàng đầu, hướng tới mục tiêu tạo ra môi trường khám chữa bệnh thân thiện với bệnh nhi.

  • Là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm.
  • Hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại.
  • Là bệnh viện đa khoa chuyên sâu, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa.
  • Nhân viên chăm sóc chuyên nghiệp, tận tâm.

Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị, cũng như ưu tiên lựa chọn phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn, giúp trẻ xuất viện sớm và giảm nguy cơ tái phát, phòng khám Ngoại Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh điều trị thành công các bệnh lý ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

  • Bệnh lý vùng rốn, bệnh lý ống bẹn ở trẻ em, hẹp bao quy đầu ở trẻ, tinh hoàn ẩn.
  • Dư ngón, chai mắt cá chân, móng quặp ở trẻ em, nang giáp móng, hạch vùng nách, cổ, sau vai sau khi chích ngừa vaccine lao;
  • Nang nhầy môi dưới, rò vùng cổ – ngực bẩm sinh;
  • Dính thắng lưỡi, ngón tay cò súng, nang hoạt mạc ở khoeo tay, khoeo chân, cổ tay;
  • Bướu máu, kén mô mềm, các u vùng mặt kích thước nhỏ, mụn nhọt vùng hậu môn… cũng như các bệnh Ngoại khoa khác ở trẻ em;
  • Tư vấn và điều trị các bệnh lý dị tật bẩm sinh ở trẻ em.

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ Khoa Nhi, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:

Thuốc bôi hẹp bao quy đầu ở trẻ em loại nào tốt? Hy vọng với những thông tin trên, quý phụ huynh đã hiểu rõ hơn về hẹp bao quy đầu ở trẻ cũng như cách chăm sóc, điều trị bệnh tại nhà phù hợp. Khi có bất kỳ thắc mắc hay nhận thấy bất thường ở trẻ, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ càng sớm càng tốt.

Đọc toàn bộ bài viết