Ca bệnh
Ở độ tuổi 25, M.H. (Hà Nội) có sức khoẻ tốt, vóc dáng cân đối. Cô cũng chưa có ý định kết hôn vì muốn tận hưởng những ngày tháng thanh xuân rực rỡ.
Tuy nhiên vài tháng trở lại đây, H. thường xuyên thấy trong người khó chịu không rõ nguyên nhân. Đặc biệt, 3 tháng qua, cô không thấy kinh nguyệt. Lo lắng có vấn đề bất thường, H. đến khám tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản và công nghệ mô ghép, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Bệnh nhân được chỉ định làm xét nghiệm AMH để đánh giá khả năng sinh sản của buồng trứng. Kết quả chỉ số AMH dưới 0,1 ng/mL, buồng trứng đã lão hoá tương đương phụ nữ mãn kinh độ tuổi 50, không thể có con.
Khi nhận kết quả, cô gái trẻ rất sốc và tuyệt vọng. Cô nhờ bác sĩ tư vấn có cách nào để có thể lấy được trứng trữ đông. Tuy nhiên khi tiêm kích trứng, buồng trứng vẫn không đáp ứng. Bác sĩ khuyên cô sau này có thể xin trứng để làm thụ tinh trong ống nghiệm.
Đánh giá chức năng buồng trứng
- Buồng trứng là cơ quan sinh sản quan trọng nhất của nữ giới, vừa sản xuất hormone sinh dục vừa sản xuất trứng phục vụ quá trình sinh sản. Thông thường, một phụ nữ ở tuổi dậy thì sẽ có 300.000 - 400.000 trứng.
- Qua chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, số trứng và nang trứng dự trữ sẽ giảm dần và thường “chạm đáy” ở độ tuổi 45 - 50, khi đó phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh.n tặng trứng cho chị. Kết quả kích trứng lần đầu được 4 quả, cô cho chị gái. Chu kỳ tiếp cô kích thêm được 3 quả, đăng ký trữ đông cho bản thân.
- Ngoài ra, những bệnh nhân đang điều trị hoá, xạ trị ung thư cũng có thể bị suy buồng trứng hoặc những người lạm dụng bia rượu, thuốc lá, stress kéo dài, rối loạn kinh nguyệt… cũng có nguy cơ cao hơn người khác.
- Với những phụ nữ bị suy buồng trứng sớm, hiện khoa học vẫn chưa tìm ra thuốc hay biện pháp can thiệp nào để điều trị.
- Cách duy nhất để có thể mang thai là cần can thiệp hỗ trợ sinh sản càng sớm càng tốt trước khi những quả trứng cuối cùng bị lão hoá, suy thoái.
Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội