Quá trình phát triển của thai nhi
Con của bạn - chỉ dài hơn 3 cm và có kích cỡ bằng một quả sung - bây giờ thai nhi gần như đã hình thành hoàn toàn. Tay của bé có thể xòe và nắm lại, những chiếc răng nhỏ xíu đang bắt đầu xuất hiện dưới nướu của cô ấy, và một số xương của bé đã bắt đầu chắc lại.
Bé suốt ngày bận rộn với việc đá và kéo căng người, mọi hoạt động đều giống như đang trình diễn điệu múa bale dưới nước. Những hoạt động này sẽ trở nên thường xuyên hơn khi cơ thể của thai nhi ngày càng phát triển và có nhiều chức năng hơn. Bạn sẽ không cảm thấy sự nhào lộn tài tình của bé trong một hoặc 2 tháng nữa – và cũng không nhận thấy chứng nấc cục của bé đang xảy ra khi cơ hoành đang hình thành.
Cuộc sống của bà bầu thay đổi như thế nào?
Nếu giống như hầu hết các phụ nữ khác thì thời điểm này bạn sẽ cảm thấy khỏe khoắn, nhiều năng lượng hơn và tình trạng buồn nôn cũng giảm đi. Thật không may bạn cũng có thể bị táo bón (do thay đổi hormone, làm chậm quá trình tiêu hóa) và ợ nóng (hormone tích lại, gây giãn van đóng giữa dạ dày và thực quản). Chỉ cần nhớ rằng, tất cả những khó chịu này là vì một lý do rất chính đáng.
Đừng lo lắng nếu tình trạng buồn nôn khiến bạn không thể ăn nhiều thức ăn lành mạnh hoặc nếu bạn vẫn chưa tăng cân. (Nếu bạn bắt đầu mang thai khi có cân nặng vừa phải thì các chuyên gia khuyên rằng bạn chỉ cần tăng từ 0,5 đến 2 cân trong tam cá nguyệt đầu tiên). Cảm giác thèm ăn của bạn sẽ sớm trở lại và bạn sẽ bắt đầu tăng khoảng 0,5kg mỗi thuần.
Tìm hiểu về những triệu chứng thai kỳ bình thường và những dấu hiệu có thể nguy hiểm. Bạn cũng có thể tự hỏi những điều như: tôi có thể đi học nhảy không? Túi hơi trong xe ô tô của tôi có ảnh hưởng đến em bé không? Loại thuốc cảm lạnh nào có thể dùng an toàn? Hãy tìm hiểu về những điều an toàn và không an toàn trong quá trình mang thai.
“Sau chuyến thăm khám bác sĩ đầu tiên, nơi tôi phải ngồi đợi suốt thời gian dài trong phòng chờ, tôi đã học cách lên lịch khám thai cho mình vào buổi sáng hoặc sau giờ ăn trưa. Vì lúc đó có ít bệnh nhân hơn và tôi sẽ không phải chờ đợi hoặc chỉ đợi một chút”.
Tìm hiểu về: an toàn thực phẩm khi mang thai
Bạn có thể đã nghe được rất nhiều những cảnh báo về các thực phẩm nguy hiểm cho bà bầu. Mặc dù một số thực phẩm có nguy cơ tiềm ẩn đối với thai nhi của bạn, nhưng đa số đều an toàn, và nguy cơ phát triển biến chứng mang thai liên quan đến thực phẩm là rất thấp. Đây là điểm mấu chốt về an toàn thực phẩm, vì vậy bạn có thể đưa ra những lựa chọn không ngoan mà không cần lo lắng gì.
Những thực phẩm nào tôi nên tránh ăn khi mang bầu?
Tránh bất kỳ thức ăn nào có thể chứa vi khuẩn hoặc ký sinh trùng có thể làm bạn bị bệnh hoặc làm ảnh hưởng đến em bé của bạn, bao gồm thịt, gia cầm và cá sống hoặc thức ăn nấu chưa chín; trứng chưa chế biến, hoặc trứng sống (và bất kỳ thực phẩm có chứa trứng sống, như bột nhào hoặc nước sốt hollandaise); và phô mai mềm không được tiệt trùng. Không ăn thịt và đồ rán đông lạnh (như salami, xúc xích, cá hồi hun khói, thịt xông khói, thịt heo hoặc gà tây) trừ khi chúng đã được đun nóng. Và bỏ qua tất cả những món xà lách lạnh phục vụ sẵn từ các món ăn vặt (như salad gà và salad trứng), bất kỳ thực phẩm tự chọn hoặc bữa ăn ngoài trời nào ngồi ở ngoài hơn hai giờ đồng hồ, cũng như trái cây hoặc rau quả chưa được rửa sạch.
Một số loại hải sản có hàm lượng thủy ngân cao, có thể gây hại cho não đang phát triển của trẻ. Để giảm thiểu sự tiếp xúc của bạn với thủy ngân, đừng ăn cá mập, cá kiếm, cá thu vua, hoặc cá bơn (còn gọi là cá vàng). Và hạn chế ăn tối đa không quá 170gr cá ngừ albacore ("cá ngừ trắng") hoặc cá ngừ nướng mỗi tuần.
Tuy nhiên, ăn hải sản cũng có rất nhiều lợi ích: Đó là một nguồn cung cấp protein dồi dào và là nguồn cung cấp axit béo omega-3 có lợi cho mắt và sự phát triển của não. Điều quan trọng là chọn những loại cá có mức chất ô nhiễm thấp nhất và kiểm soát khi ăn chúng. Bạn có thể có đến 350gr (khoảng 2-3 lần ăn) mỗi tuần các loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp như cá hồi, tôm.
Đồ uống gì nên tránh trong thời kỳ mang thai?
Rượu là hung thủ số một trong thời kỳ mang thai. Nó được chuyển hóa nhanh chóng từ máu đến thai nhi và thậm chí chỉ uống 1 lần 1 ngày cũng làm tăng nguy cơ gây ra vấn đề cho em bé. Không có lượng rượu nào được biết là có thể uống an toàn trong thai kỳ, nên tốt nhất bạn nên tránh hoàn toàn. Các loại thức uống khác cần tránh là nước trái cây không được khử trùng và sữa, cũng như đồ uống eggnog từ trứng. Những thức uống này có nguy cơ chứa E. coli hoặc các vi khuẩn khác có thể gây hại cho bạn và con bạn.
Mặc dù có thể bạn đã nghe nói đến việc caffein là loại thức uống cần tránh hàng đầu trong thai kỳ, nhưng uống ở mức vừa phải thì hoàn toàn có thể chấp nhận được. Sau nhiều năm tranh cãi, hầu hết các nhà nghiên cứu tin rằng mặc dù caffein đi qua nhau thai, nhưng lượng vừa phải (ít hơn 300 miligam mỗi ngày) sẽ không làm hại con bạn. Mức có thể làm ảnh hưởng đến em bé là khoảng 2 đến 3 ly cà phê hơn 200ml mỗi ngày. (Tuy nhiên, bạn có thể bị ảnh hưởng tử chỉ 1 ly 200ml nếu cà phê được pha rất mạnh). Và hãy lưu ý rằng caffein còn ẩn náu ở những sản phẩm khác, chẳng hạn như socola, trà, cocacola, và nhiều loại nước giải khát khác.
Cách bảo vệ bản thân khỏi bị ngộ độc
- Nấu chín tất cả các thực phẩm thịt, gia cầm và cá. Sử dụng nhiệt kế thực phẩm để kiểm tra nhiệt độ bên trong thịt hoặc nấu cho đến khi thịt không còn màu hồng.
- Không ăn thức ăn thừa sau hơn 2 giờ, làm nóng chúng cho đến khi tỏa nhiệt.
- Lưu trữ thịt sống riêng với các thực phẩm khác
- Rửa kỹ hoặc bóc vỏ trái cây và rau quả
- Sử dụng nước nóng cùng xà bông để rửa tay và bất kỳ bề mặt nào tiếp xúc với thực phẩm chưa được rửa, thịt chưa được nấu chính, gia cầm hải sản, hoặc trứng; xúc xích; và thịt nguội - trước khi chạm vào sản phẩm sạch hoặc thịt đã nấu chín để bạn không làm nhiễm bẩn thực phẩm của mình
- Ăn thực phẩm dễ hỏng hoặc thức ăn nấu sẵn càng sớm càng tốt sau khi mua, đặc biệt là khi đã mở gói, ngay cả khi chưa qua hạn sử dụng. Hạn sử dụng là khi sản phẩm chưa mở nắp.
Hành động: gặp gỡ các bà mẹ khác
Những phụ nữ đã làm mẹ có thể cung cấp những lời khuyên ý nghĩa và có hiểu biết rõ về những gì bạn đang trải qua, nếu bạn và mẹ của mình có mối quan hệ tốt, bà ấy có thể là nguồn hỗ trợ tuyệt vời cho bạn. Một số-không phải tất cả - phụ nữ mang thai đều gần gũi với mẹ hơn khi mang thai. Nếu bạn không biết bắt đầu như nào, hãy hỏi mẹ hoặc bạn bè những điều đáng nhớ nhất và những điều xấu nhất trong thai kỳ mà họ đã trải qua.