Thai nhi 20 tuần tuổi

6 năm trước 38

Tham vấn y khoa Dr Trường

Đăng bởi Bác sĩ Anh vào 14:47 +07 Thứ năm, 10/09/2020

Sự phát triển của thai nhi 20 tuần

Thai nhi 20 tuần tuổiThai nhi 20 tuần tuổi

Quá trình phát triển của thai nhi

Em bé của bạn bây giờ nặng khoảng 297g và dài khoảng 6 1/2 inch từ đầu đến mông và khoảng 10 inch từ đầu đến gót chân – khoảng bằng chiều dài một quả chuối lớn. (20 tuần đầu tiên chân của đứa trẻ cong lên thân mình nên rất khó đo, các phép đo được lấy từ đỉnh đầu xuống mông). Sau 20 tuần, có thể đo được từ từ đầu đến chân.

Những ngày này bé thường xuyên nuốt nước ối, đó là bài tập tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Bé cũng sản xuất meconium- phân xu, một sản phẩm phụ màu đen, dinh dính của quá trình tiêu hoá). Chất dính này sẽ tích tụ trong ruột của bé và bạn sẽ nhìn thấy chúng trong tã lót đầu tiên của bé (một số bé thải meconium trong dạ con hoặc trong khi sinh).

Cuộc sống của bà bầu thay đổi thế nào?

Xin chúc mừng, bạn đã đánh dấu nửa chặng đường mang thai. Đỉnh tử cung của bạn đang ở khoảng mức ngang bằng với rốn và có thể nặng khoảng 5kg. Bạn sẽ mong muốn tăng khoảng 0,5 kg hoặc hơn trong mỗi tuần từ bây giờ. Nếu khi bắt đầu mang thai bạn bị thiếu cân, bạn có thể cần tăng nhiều hơn một chút, nếu thừa cân thì cần tăng ít hơn một chút). Hãy đảm bảo bạn nhận đủ chất sắt, khoáng chất được sử dụng chủ yếu để tạo hemoglobin (phần tế bào máu màu đỏ mang oxy).

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể bạn cần nhiều chất sắt hơn để theo kịp với khối lượng máu mở rộng của bạn, cũng như cho trẻ đang lớn và nhau thai. Thịt đỏ là một trong những nguồn cung cấp chất sắt tốt nhất cho phụ nữ mang thai. Gia cầm (đặc biệt là thịt sẫm màu) cũng chứa chất sắt. Một số không phải là thịt bao gồm các loại đậu, các sản phẩm từ đậu nành, rau bina, nước mận, nho khô, và ngũ cốc cũng bổ sung chất sắt.

Nếu bạn chưa đăng kỳ lớp học tiền sản có lẽ bạn sẽ muốn đăng ký. Một lớp học bài bản sẽ giúp chuẩn bị cho bạn và bạn đời đối phó với những rắc rối trong quá trình chuyển dạ và sinh con.

“Tôi thấy dễ ngủ hơn khi ôm gối và gác chân lên gối. Trên thực tế, 2 năm sau khi con chào đời, đây vẫn là tư thế ngủ tôi yêu thích”.

Tìm hiểu về: Khó ngủ ban đêm khi mang thai

Có thể tình trạng khó ngủ về đêm trong quá trình mang thai sẽ tăng lên do một số thay đổi rõ ràng và không rõ đang diễn ra trong cơ thể bạn. Bạn có thể ngạc nhiên khi thấy rằng:

  • Bạn bắt đầu ngáy ngủ lần đầu tiên trong cuộc đời, một phần là do nhiều estrogen hơn. Hormone này góp phần làm sưng các màng niêm mạc dẫn đến mũi và thậm chí có thể khiến bạn tiết thêm chất nhầy. Phải làm gì: Ngủ nằm nghiêng và kê nhẹ đầu.
  • Chứng ợ nóng và khó tiêu có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái khi nằm trên giường. Phải làm gì: Tránh thực phẩm gây ra chứng ợ nóng, cho mình 2-3 giờ để tiêu hóa một bữa ăn trước khi đi ngủ, và cố gắng ngủ ở tư thế ngồi thẳng lưng trong một chiếc ghế thư giãn thoải mái hoặc kê thêm gối ở dưới gáy bạn.
  • Chứng chuột rút kéo bạn ra khỏi giấc ngủ sâu. Phải làm gì: tránh chuột rút bằng cách kéo căng chân, gót chân đầu tiên và nhẹ nhàng đẩy các ngón chân về phía cẳng chân của bạn hoặc đi bộ khoảng vài phút.
  • Bạn trằn trọc cả đêm và cố gắng tìm một vị trí ngủ thoải mái. Phải làm gì: Nằm nghiêng về một bên, kê gối giữa 2 chân. Hoặc thử sử dụng một chiếc gối dành cho mẹ bầu.
  • Bạn trở nên nóng và đổ mồ vào lúc nửa đêm. Thường thì phụ nữ mang thai cảm thấy nóng hơn bình thường nhờ sự thay đổi trong quá trình trao đổi chất, hormone và cân nặng của bạn. Phải làm gì: Giữ phòng ngủ mát mẻ. Để dép và áo choàng ở vị trí tiện lợi cho những lần vào nhà vệ sinh.
  • Ra khỏi giường khó hơn bao giờ hết! Phải làm gì: Cuộn người đối mặt với cạnh giường. Đưa đôi chân qua một bên và sử dụng cánh tay của bạn để đẩy mình ngồi dậy. Đặt chân vuông góc trên sàn nhà và sau đó đứng lên.
  • Mặc quần áo ngủ bằng chất liệu tự nhiên, thoáng khí. Tránh các chất liệu tổng hợp, bí hơi và có thể làm bạn đổ mồ hôi và bị nhiễm lạnh

Hành động: hãy đối xử tốt bản thân

Bạn đã trải qua một nửa chu kỳ mang thai vì vậy hãy đánh dấu bằng cách ăn mừng. Bạn có cần gợi ý cách làm? Hãy thử một áo choàng ngủ mới, massage cho bà bầu, chụp ảnh chuyên nghiệp về hình ảnh đang mang thai của bạn, làm một khung cảnh đẹp cho hình ảnh đầu tiên của bé sau sinh, hoặc sắm một bộ quần áo khiến bạn cảm thấy thực sự đẹp.

Bánh nhau dày, thai bị nhẹ hơn so với tuổi thai 1 tuần

Bánh nhau dày, thai bị nhẹ hơn so với tuổi thai 1 tuần

  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  4502 lượt xem

Em mới đi siêu âm tuần thứ 30 thì được kết luận là bánh nhau dày 49 mm, thai nhẹ hơn so với tuổi thai 1 tuần, có hình ảnh ruột non tăng âm. Em xét nghiệm protein niệu thì kết quả bình thường. Các chỉ số lúc double test đều bình thường ( em không làm triple tesst) trong suốt thai kì e không ốm, không sốt, không mắc bệnh gi. Em đã tiêm phòng rubela trước khi mang thai. Em được dặn về theo dõi cử động và bồi bổ ăn uống, hẹn 2 tuần sau siêu âm lại. Siêu âm lần trước là 27w4d cân nặng 958g; hiện tại em là 29w4d cân nặng 1150g Mong các bác sĩ tư vấn giúp em, bánh nhau có dày lên theo tuổi thai không ạ? Làm thế nào để bánh nhau không bị phát triển dày lên ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng của thai, em bé nhẹ cân quá ạ, em lo quá.

Siêu âm thai 19 tuần có nang rối mạch mạc hai bên não trái và phải

  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  4468 lượt xem

Hôm nay em được gần 19 tuân khi đi siêu âm. Bác sĩ nói em có nang rối mạch mạc 2 bên não trái và phải. Hồi 12 tuần em đã làm nipt gói 7tr tại bệnh viện phụ sản mê kông khảo sát trên 23 cặp nhiễm săc thể! Và bên đó cho kết quả bình thường! Bác sĩ chia sẻ giúp em với

Thai 25 tuần 2 ngày đi siêu âm bị dư ối có bất thường không?

Thai 25 tuần 2 ngày đi siêu âm bị dư ối có bất thường không?

  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  3378 lượt xem

Nay thai em được 25 tuần 2 ngày em có đi khám thì bị dư ối, e nghĩ chắc bình thường nên không hỏi thêm bác sĩ , về đọc nguyên nhân dư ối hoang mang quá , theo kết quả siêu âm trên thì thai của em có bất thường gì không ạ?

Tuần thứ 17w đi chọc ối, mang thai lần đầu bị thiếu máu, độ mờ da gáy 3.5 mm

Tuần thứ 17w đi chọc ối, mang thai lần đầu bị thiếu máu, độ mờ da gáy 3.5 mm

  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  1578 lượt xem

Tuần thứ 17w e đã đi chọc ối và đây là kết quả của em. Khi siêu âm hình thái và 4d thì bác sĩ bảo chưa có gì bất thường. Các bác cho em xin thêm ý kiến được không ạ? Một cơ thể mất một nhiễm sắc thể thì chắc chắn có vấn đề về trí tuệ đúng không (vì hình thái bình thường). Em mang thai lần đầu chưa có tiền sử bệnh, chỉ bị thiếu máu nặng, độ mờ da gáy 3.5 mm bác sĩ chỉ định đi chọc ối. Bác sĩ chỉ định sao em làm vậy. Hiện siêu âm hình thái kết quả bình thường, và đang bầu ở tuần 22w.

Đọc toàn bộ bài viết