Thai nhi 28 tuần tuổi

6 năm trước 39

Quá trình phát triển của thai nhi

Đến tuần này, thai nhi nặng khoảng 1 kg (khoảng bằng một quả cà tím lớn) và có chiều dài khoảng 38cm từ đầu tới gót chân.

Em bé bây giờ đã có thể chớp mắt, cử động lông mi. Với thị giác phát triển, bé có thể nhìn thấy ánh sáng chiếu qua bụng mẹ. Bé cũng đang phát triển hàng tỷ tế bào thần kinh trong não và bổ sung thêm chất béo trong cơ thể để chuẩn bị cho cuộc sống ở thế giới bên ngoài.

Cuộc sống của bà bầu thay đổi như nào?

Bạn đang ở “chặng đua” cuối cùng. Tam cá nguyệt thứ 3 và cuối cùng này sẽ bắt đầu vào tuần này. Tại thời điểm này bạn sẽ phải thăm khám bác sĩ 2 tuần 1 lần. Sau đó từ tuần thứ 36 trở đi bạn sẽ thăm khám hàng tuần.

Tùy vào các yếu tố nguy cơ của bạn mà bác sĩ có thể sẽ đề nghị xét nghiệm máu để kiểm tra bệnh HIV và giang mai, cũng như các bệnh chlamydia và bệnh lậu để đảm bảo tình trạng của bạn trước khi sinh. Ngoài ra nếu kết quả kiểm tra đường máu của bạn cao và bạn không có thử nghiệm nào sau đó thì bạn sẽ được chỉ định kiểm tra độ dung nạp glucose trong 3 giờ.

Và nếu kết quả xét nghiệm máu được thực hiện trong lần khám tiền sản đầu tiên cho thấy bạn có Rh-âm tính, thì bạn sẽ được tiêm globulin miễn dịch Rh để ngăn cơ thể phát triển các kháng thể có thể tấn công máu của em bé. (Nếu con bạn có Rh-dương tính, bạn sẽ được tiêm một mũi globulin miễn dịch Rh khác sau khi sinh).

Trong khoảng thời gian này một số phụ nữ sẽ cảm thấy cảm giác khó chịu “bồn chồn” ở hai chân dưới và cảm giác thôi thúc muốn cử động trong khi cố gắng nghỉ ngơi thư giãn hoặc ngủ. Nếu cảm giác này tạm thời giảm đi khi bạn di chuyển thì bạn có thể đã mắc hội chứng chân không yên (RLS).

Không ai biết được rõ nguyên nhân nào gây ra chứng bệnh này, nhưng thường phổ biến ở những người sắp làm mẹ. Hãy cố gắng kéo căng chân hoặc mát xa chân và giảm caffeine. Hãy hỏi bác sĩ xem bạn có nên bổ sung sắt không, việc này đôi khi có thể làm giảm RLS.

“Bây giờ vào cuối thai kỳ, tôi thấy rằng nếu tôi ngủ nằm nghiêng với một chiếc gối kê ở cạnh bụng thì tôi có thể ngủ một giấc qua đêm”.

Tìm hiểu về: tiền sản giật

Tiền sản giật là một tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến khoảng 5% phụ nữ có thai. Một phụ nữ được chẩn đoán bị tiền sản giật nếu bị huyết áp cao sau 20 tuần mang thai cùng với ít nhất một triệu chứng khác, có thể có protein trong nước tiểu hoặc các yếu tố bất thường ở thận, gan.

Hầu hết phụ nữ bị tiền sản giật sẽ phát triển các triệu chứng nhẹ vào gần ngày sinh nở, và họ và em bé sẽ ổn nếu được chăm sóc cẩn thận.

Nhưng khi chứng tiền sản giật nặng, nó có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và gây ra các vấn đề nghiêm trọng hoặc thậm chí đe dọa tính mạng. Cách duy nhất để mọi thứ tốt hơn là sinh bé ra.

Các triệu chứng của tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật có thể xuất hiện đột ngột, vì vậy điều quan trọng là phải nhận thức được các triệu chứng. Gọi bác sĩ ngay nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào dưới đây:

  • Sưng nề mặt hoặc sưng quanh mắt, không phải là phù nề trên bàn tay, hoặc rất ngứa chân hoặc mắt cá chân hoặc ngứa đột ngột
  • Tăng cân nhanh - hơn hơn 2 đến 2,5kg trong một tuần
  • Nhức đầu nặng hoặc dai dẳng
  • Thay đổi về tầm nhìn, bao gồm chóng mặt, mờ mắt, nhìn thấy các điểm hoặc đèn nhấp nháy, nhạy cảm với ánh sáng, hoặc mất thị lực tạm thời
  • Đau nhiều ở vùng bụng trên
  • Buồn nôn và nôn

Tiền sản giật có thể xảy ra mà không có bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào, đặc biệt là ở giai đoạn đầu, và một số triệu chứng có thể giống như các vấn đề bình thường hay gặp phải khi mang thai. Vì vậy bạn không thể biết được bạn mắc chứng này cho đến khi nó được phát hiện ra trong một buổi khám thai định kỳ. Đây là một trong những lý do bạn không thể bỏ lỡ các buổi khám thai.

Điều gì khiến tôi có nguy cơ cao bị tiền sản giật?

Tiền sản giật thường gặp trong lần đầu mang thai. Tuy nhiên một khi bạn đã mắc hội chứng này thì có nhiều khả năng những lần mang thai sau bạn cũng sẽ bị. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

  • Cao huyết áp mãn tính
  • Có rối loạn đông máu, bệnh tiểu đường, bệnh thận hoặc bệnh tự miễn như lupus
  • Có một người bà con, họ hàng gần (mẹ, chị, bà, hay dì) bị tiền sản giật
  • Béo phì (có chỉ số khối cơ thể từ 30 trở lên)
  • Mang thai đôi hoặc đa thai
  • Lớn hơn 40 tuổi

Có cách nào để tôi có thể tránh bị tiền sản giật không?

Không ai biệt chắc được cách thức để tránh chứng tiền sản giật mặc dù có rất nhiều nghiên cứu đang được thực hiện về vấn đề này. Một số nghiên cứu đã xem xét việc bổ sung canxi, hạn chế lượng muối ăn vào hoặc tăng cường vitamin có thể mang lại lợi ích, nhưng kết quả cũng không rõ ràng.

Phụ nữ có nguy cơ cao bị tiền sản giật có thể có lợi khi dùng aspirin liều thấp. Cảnh báo: Không dùng aspirin trong thời kỳ mang thai trừ khi bác sĩ của bạn khuyến cáo.

Bây giờ, điều tốt nhất có thể làm là chăm sóc trước sinh tốt và khám thai đầy đủ, đều đặn. Trong mỗi lần thăm khám bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp và nước tiểu để biết độ protein của bạn. Điều quan trọng là phải nhận thức được các dấu hiệu cảnh báo chứng tiền sản giật để bạn có thể báo cho bác sĩ và được điều trị càng sớm càng tốt.

Đọc toàn bộ bài viết