Thai nhi 7 tuần tuổi

6 năm trước 38

Quá trình phát triển của thai nhi

Những tin tức lớn trong tuần này: Bàn tay và chân của bé đang xuất hiện từ việc phát triển các cánh tay và chân - mặc dù chúng trông giống như những mái chèo vào thời điểm này hơn là những ngón tay và ngón chân bé xíu mà bạn mơ mộng về việc nắm lấy và nhún nhảy. Thai nhi của bạn vẫn được coi là phôi và có một cái đuôi nhỏ, là một phần mở rộng của xương đuôi của bé. Đuôi sẽ biến mất trong vòng vài tuần, và đó là bộ phận duy nhất thu nhỏ lại. Con của bạn đã tăng gấp đôi kích thước kể từ tuần trước và bây giờ đo được dài nửa inch, bằng kích thước của quả việt quất. Nếu bạn có thể nhìn thấy bên trong tử cung của bạn, bạn sẽ thấy những nếp gấp của mí mắt che phủ một phần mắt của bé, có một số màu sắc, cũng như đầu mũi và các tĩnh mạch nhỏ dưới da mỏng manh. Cả hai bán cầu não của thai nhi đang phát triển, và gan cũng đang tạo ra các tế bào hồng cầu cho đến khi tủy xương hình thành và đảm nhiệm vai trò này. Thai nhi cũng có ruột thừa và lá lách, sản xuất insulin để hỗ trợ tiêu hóa. Một quai ruột đang phát triển của bé đang phình ra trở thành dây rốn, hiện có các mạch máu riêng biệt để mang oxy và chất dinh dưỡng đến và đi từ cơ thể nhỏ bé.

Cuộc sống của bà bầu thay đổi như thế nào?

Tử cung của bạn đã tăng kích cỡ gấp đôi trong 5 tuần qua và việc ăn uống có thể khiến bạn cảm thấy không màng hoặc tệ hơn – do chứng ốm nghén. (Nếu bạn cảm thấy ổn, đừng lo - bạn thật may mắn!).

Bạn cũng muốn đi tiểu nhiều hơn bình thường do lượng máu tăng lên và lượng chất lỏng dư thừa đang được xử lý thông qua thận của bạn. (Đến thời điểm này bạn đã có thêm khoảng 10% máu so với trước thời điểm bạn mang thai). Và đến cuối thai kỳ, bạn sẽ có thêm 40 đến 45% máu chảy qua tĩnh mạch của bạn để đáp ứng nhu cầu khi bé lớn lên. Khi tử cung lớn lên, áp lực tác động vào bàng quang cũng khiến bạn phải thường xuyên vào nhà vệ sinh.

Khoảng một nửa phụ nữ cảm thấy buồn nôn trong tam cá nguyệt thứ nhất sẽ thấy hoàn toàn bình thường sau khoảng tuần thứ 14. (Hầu hết số còn lại sẽ mất thêm khoảng một tháng nữa hoặc lâu hơn thì tình trạng buồn nôn mới dễ chịu hơn).

Tuy nhiên nhu cầu đi tiểu nhiều hơn bình thường sẽ không thay đổi cho đến khi đứa bé được sinh ra. Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy, cả tần suất và thể tích nước tiểu đều có xu hướng tăng lên trong suốt quá trình mang thai.

Tìm hiểu về: Thăm khám tiền sản

Đôi khi vài tuần tới sẽ là thời gian hoan hảo để đặt lịch khám tiền sản với bác sĩ. Chăm sóc sức khỏe tiền sản tốt sẽ giúp mang lại cho em bé một khời đầu khỏe mạnh trong cuộc sống.

Tôi nên chuẩn bị như nào cho cuộc hẹn khám đầu tiên của mình?

Viết ra tất cả các câu hỏi của bạn và mang đến để bạn có thể sử dụng thời gian thăm khám hiệu quả cũng như nhận được lời khuyên mà bạn đang cần. Hãy đề cập đến tất cả mọi thứ bạn đang cảm nhận hoặc tự thắc mắc cho dù nó quan trọng đến mức nào. Ngoài ra:

Mang theo danh sách tất cả các loại thuốc của bạn (thuốc theo toa và thuốc bạn tự do, kể cả chất bổ sung) để bác sĩ có thể giúp bạn quyết định xem liệu chúng có an toàn hay không.

Xem lịch của bạn và lưu ý ngày đầu tiên của chu kỳ trước. Bác sĩ của bạn sẽ sử dụng ngày này để ước tính ngày sinh em bé. Đừng lo lắng nếu bạn không theo dõi hoặc có các chu kỳ không đều – bác sĩ có thể lên lịch để siêu âm sớm cho bạn.

Xem xét xem liệu bạn có muốn thực hiện bất kỳ quy trình kiểm tra trước khi sinh nào để xác định nguy cơ nhiễm HIV hoặc di truyền của con bạn hay không. Nếu chưa thực hiện sàng lọc di truyền thì có thể bạn sẽ muốn thực hiện luôn. Bạn cũng có thể muốn xem xét sàng lọc hoặc thử nghiệm các vấn đề nhiễm sắc thể như hội chứng Down.

Điều gì sẽ xảy ra trong thời gian khám tiền sản?

Bác sĩ sẽ bắt đầu bằng cách hỏi bạn về tình trạng thể chất và tinh thần, cho dù bạn có bất cứ phàn nàn hoặc lo lắng nào hay có câu hỏi nào không. Bác sĩ cũng sẽ đưa ra những câu hỏi khác, điều này sẽ thay đổi tùy theo việc bạn đã trễ kinh bao lâu và liệu bác sĩ có những lo lắng cụ thể về vấn đề gì hay không.

Mục đích của các cuộc thăm khám tiền sản là xem quá trình mang thai của bạn sẽ diễn ra như nào và cung cấp những thông tin cần thiết để giúp bạn và con khỏe mạnh. Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của bạn sẽ kiểm tra cân nặng, huyết áp và nước tiểu; đo vòng bụng của bạn; kiểm tra vị trí của em bé; lắng nghe nhịp tim của bé; cũng như thực hiện các quy trình xét nghiệm và kiểm tra khác nếu phù hợp; đồng thời theo dõi chặt chẽ bất kỳ biến chứng nào mà bạn có thể gặp phải và can thiệp nếu cần.

Khi kết thúc cuộc thăm khám, bác sĩ sẽ xem lại những phát hiện của họ, giải thích những thay đổi thông thường bạn sẽ gặp phải trước lần thăm khám tiếp theo và những dấu hiệu cảnh báo cần theo dõi; tư vấn cho bạn các vấn đề về lối sống (như tầm quan trọng của dinh dưỡng tốt và tránh thuốc lá, rượu và ma túy), đồng thời thảo luận các ưu và khuyết điểm của các thử nghiệm tùy chọn mà bạn có thể muốn xem xét thực hiện.

Chồng có nên đi cùng với tôi?

Tùy bạn. Một số cặp vợ chồng nhận thấy rằng họ nên khi đi thăm khám cùng nhau- đặc biệt là những trong lần đầu tiên đi thăm khám, siêu âm hoặc bất khì thời điểm nào thông báo kết quả kiểm tra chính. Khi được hỏi, 88% phụ nữ mang thai cho biết họ muốn các ông chồng đi cùng đến ít nhất một cuộc hẹn khám trước sinh với họ.

Hành động: Bắt đầu chụp ảnh bụng

Bạn sẽ không tin được bụng bạn sẽ to lên bao nhiêu trong suốt quá trình mang thai – bạn sẽ muốn có một bộ hình ảnh để cho thấy quá trình này. Hãy bắt đầu bằng cách chụp ảnh bụng vào tuần này, trước khi bạn thực sự ra dáng mang thai. Bạn có thể tự chụp bằng gương hoặc nhờ chồng.

Bí quyết để có những bức hình chụp tuyệt vời: đứng cùng một vị trí và cùng một dáng ở mỗi bức ảnh chụp. Nếu có ứng dụng trên điện thoại, bạn có thể sử dụng công cụ để tạo và chia sẻ một loạt các bức ảnh chụp bụng tuyệt vời này.

Đọc toàn bộ bài viết