Biểu hiện bệnh
- Khi lên cơn thở khò khè, khó nhọc
- Cảm thấy hai buồng phổi bị thu hẹp lại.
- Bệnh hen có nguyên nhân vật lý chứ không phải tâm lý.
- Khi đã bị bệnh hen rồi, sự kích động về tâm lý như sợ hãi, lo âu, giận dữ… làm căng thẳng thần kinh, đều có thể làm cho bệnh nặng hơn.
Nguyên nhân
- Do lớp cơ của những ống dẫn không khí tới phổi bị co thắt, khiến cho đường ống hẹp lại làm bệnh nhân không thở được và cơ thể thiếu ôxy.
Một số trường hợp ảnh hưởng
- Thở không khí có phấn hoa, bụi mốc, khói thuốc, bụi bẩn.
- Ăn hay uống những chất cơ thể đê phản ứng
- Bị hồi hộp, xúc động
- Làm việc hay cử động nặng nhọc
- Bị nhiễm bệnh đường hô hấp.
Điều trị:
Chăm sóc:
- Cần uống luôn, và uống nhiều nước hàng ngày (2-3 lít/ngày).
- Không để các chất có mùi lạ trong nhà, nhất là trong phòng ngủ, nơi làm việc.
- Tránh không dùng gối lông. Thay gối lông bằng gối tổng hợp.
- Không hút thuốc.
- Tránh những nơi có phấn hoa.
- Khi ra ngoài trời, nên quấn khăn che mũi và che miệng, nhất là khi thời tiết lạnh, để sưởi ấm không khí trước khi không khí vào đường hô hấp.
- Nếu đang làm việc, thấy khó thở, phải ngưng làm việc ngay.
- Tránh dùng các thực phẩm hay thuốc uống có gốc sunfit (-S03) trong thành phần. (Gốc nầy thường có trong rượu).
- Khi lên cơn hen, phải ngồi dậy, không được nằm.
- Các loại thuốc và dụng cụ bơm thuốc hạ cơn hen thường dùng, cần phải để ở gần người để khi lên cơn với tay là lấy được ngay.
- Phải tự nghe xem mình có dị ứng với aspirin không. Nên dùng acetaminophen thay aspirin.
Thuốc:
- Bronchodilator – thuốc uống hay phun vào họng để thở dễ hơn.
- Steroid – để chống lên cơn vì phản ứng với các chất lạ
- Cromolyn sodium để hít đề phòng lên cơn. Khi đã lên cơn rồi thì thuốc này không có tác dụng.
Nguồn: Bệnh viện 108