Các nguy cơ từ bệnh cúm ở người đái tháo đường

1 năm trước 17

Những người mắc đái tháo đường thuộc nhóm những người có nguy cơ cao xảy ra biến chứng khi bị bệnh cúm. Vậy những người đái tháo đường dễ gặp phải những vấn đề gì, và họ cần lưu ý những gì?

1. Tổng quan chung về bệnh cúm trên đối tượng là những người mắc đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protein, lipid, gây tổn thương nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt là ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.

Đái tháo đường thường được phân chia thành 3 loại chính, là đái tháo đường type 1, đái tháo đường type 2đái tháo đường thai kỳ. Những người mắc đái tháo đường (bất kể là type 1, type 2, hay đái tháo đường thai kỳ) dù có kiểm soát bệnh tốt đến đâu vẫn phải đối mặt với nguy cơ cao xuất hiện các biến chứng của cúm, từ đó dẫn tới phải nhập viện, và trong một số trường hợp còn có thể đe dọa tính mạng. Viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm khuẩn xoang và nhiễm khuẩn tai là ví dụ về các biến chứng liên quan tới cúm có thể xảy ra.

Trong những mùa cúm vài năm gần đây tại Hoa Kỳ có khoảng 30% số trường hợp người trưởng thành mắc cúm nhập viện là người có bệnh đái tháo đường, theo dữ liệu báo cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (Centers for Disease Control and Prevention - CDC) của Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó mắc cúm có thể khiến các bệnh lý nền mạn tính sẵn có (chẳng hạn như đái tháo đường) trở nên nặng hơn. Điều này rất dễ giải thích, bởi đái tháo đường khiến hệ miễn dịch của người mắc bệnh khó chống lại sự nhiễm trùng, đồng thời bệnh cúm lại khiến bệnh nhân khó kiểm soát được nồng độ đường huyết của bản thân. Bệnh cúm có thể khiến nồng độ đường huyết tăng lên, nhưng đôi khi người bệnh lại không muốn ăn do tình trạng mệt mỏi và mất cảm giác ngon miệng, khiến nồng độ đường huyết tụt xuống thấp, vì vậy những người mắc đái tháo đường cần hết sức lưu ý vấn đề này.

Các nguy cơ từ bệnh cúm ở người đái tháo đường

Người bệnh đái tháo đường mắc cúm

2. Các dấu hiệu cho thấy đã bị nhiễm cúm

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cúm có thể xuất hiện bao gồm:

  • Sốt.
  • Ho.
  • Đau họng.
  • Ngạt mũi hoặc chảy nước mũi.
  • Đau đầu.
  • Đau thân mình.
  • Rét run.
  • Rất mệt mỏi.

Một số trường hợp bệnh nhân mắc cúm có thể xuất hiện nôn mửa và tiêu chảy, mặc dù những biểu hiện này thường gặp hơn ở trẻ em. Đôi khi có những trường hợp chỉ xuất hiện các triệu chứng của đường hô hấp mà không bị sốt.

Bên cạnh các dấu hiệu và triệu chứng đã nêu phía trên, bệnh cúm có thể có các biểu hiện khác, do đó hãy đi thăm khám càng sớm càng tốt nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào nặng hoặc gây lo lắng.

Các dấu hiệu cảnh báo của bệnh cúm trên đối tượng trẻ em bao gồm:

  • Thở nhanh, hoặc khó thở.
  • Tím môi hoặc tím ở mặt.
  • Co kéo lồng ngực và các cơ liên sườn khi thở.
  • Đau ngực.
  • Đau cơ nghiêm trọng (trẻ không muốn đi lại).
  • Mất nước (không đi tiểu trong 8 giờ, khô miệng, khóc không có nước mắt).
  • Không chú ý, không đáp ứng dù trẻ đang thức.
  • Co giật.
  • Sốt trên 400C.
  • Sốt ở trẻ dưới 12 tuần tuổi.
  • Sốt hoặc ho đã cải thiện nhưng sau đó tái phát hoặc trở nên nặng hơn.
  • Các bệnh lý mạn tính sẵn có trở nên nặng hơn.
Các nguy cơ từ bệnh cúm ở người đái tháo đường

Trẻ sốt cao trên 40 độ C

Các dấu hiệu cảnh báo của bệnh cúm trên đối tượng người trưởng thành bao gồm:

  • Khó thở, hoặc thở nhanh nông.
  • Đau, hoặc cảm giác nặng ở ngực hoặc ở bụng kéo dài.
  • Chóng mặt, choáng váng, lơ mơ khó đánh thức kéo dài.
  • Co giật.
  • Không đi tiểu.
  • Đau cơ nghiêm trọng.
  • Yếu cơ hoặc mất thăng bằng nghiêm trọng.
  • Sốt hoặc ho đã cải thiện nhưng tái phát hoặc tiến triển nặng hơn.
  • Các bệnh lý mạn tính sẵn có tiến triển nặng hơn.

Bất kỳ ai nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào của bệnh cúm, bao gồm cả những người có bệnh đái tháo đường, đều cần được đưa đi cấp cứu ngay lập tức.

3. Điều trị bệnh cúm như thế nào?

Bệnh cúm hiện nay đã có thể điều trị bằng các thuốc kháng virus. Các thuốc này cũng giúp phòng ngừa những biến chứng nặng xảy ra. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (Centers for Disease Control and Prevention - CDC) của Hoa Kỳ khuyến cáo cần điều trị kịp thời cho những người bị mắc cúm hoặc nghi mắc cúm, và những người thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao xảy ra các biến chứng của cúm như những người mắc bệnh lý đái tháo đường.

Sử dụng vắc - xin phòng cúm là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa cúm. Đối với những người có bệnh lý đái tháo đường, sử dụng vắc - xin phòng cúm đặc biệt quan trọng bởi họ thuộc nhóm có nguy cơ cao xuất hiện biến chứng nặng của cúm. Vắc - xin phòng cúm cần được sử dụng hàng năm để đảm bảo hiệu quả bảo vệ trước bệnh cúm ở mức cao nhất. Sau khi sử dụng vắc - xin khoảng hai tuần, cơ thể sẽ đạt được đáp ứng miễn dịch đầy đủ.

Các lợi ích đạt được khi sử dụng vắc - xin phòng cúm:

  • Vắc - xin phòng cúm đã chứng minh được tác dụng khi giảm nguy cơ mắc cúm, giảm mức độ nặng của cúm nếu mắc bệnh, cải thiện tiên lượng bệnh (do giảm được nguy cơ phải nhập viện, giảm nguy cơ phải điều trị tại đơn vị điều trị tích cực).
  • Sử dụng vắc - xin phòng cúm cũng có mối liên hệ với việc giảm nguy cơ phải nằm viện đối với những người mắc đái tháo đường (79%).

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên nên được sử dụng vắc - xin phòng cúm hàng năm.

Các loại vắc - xin phòng cúm có thể sử dụng cho những người mắc đái tháo đường:

  • Vắc - xin phòng cúm đường tiêm được khuyến cáo sử dụng cho những người mắc đái tháo đường cũng như các bệnh lý mạn tính khác. Vắc - xin phòng cúm đường tiêm hoàn toàn an toàn, đã được chứng minh qua thời gian dài sử dụng trên những người bị đái tháo đường.
  • Những người có bệnh lý nền mạn tính (chẳng hạn như đái tháo đường) không nên sử dụng loại vắc - xin sống giảm độc lực phòng cúm (live attenuated influenza vaccine - LAIV).
Đọc toàn bộ bài viết