Cắt bao quy đầu cho trẻ em xuất phát từ nguyên nhân điều trị y khoa hoặc tôn giáo. Việc cắt bỏ một phần da tại vùng nhạy cảm của trẻ khiến người làm cha làm mẹ lo lắng có nên thực hiện hay không. Trong bài viết này, bác sĩ Phạm Xuân Long, khoa Nam học, Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM sẽ giải đáp khi nào cha mẹ nên và không nên cắt bao quy đầu cho bé.
Cắt bao quy đầu cho trẻ là gì?
Cắt bao quy đầu cho trẻ em là phẫu thuật loại bỏ phần da quy đầu dương vật của trẻ nhỏ, có thể thực hiện sau khi bé chào đời hoặc sau 6 tuổi. Đây là thủ thuật không bắt buộc, cha mẹ nên tham khảo y kiến bác sĩ trước khi cho con em thực hiện.
Việc cắt bao quy đầu đã xuất hiện hàng ngàn năm ở một số nền văn hóa và còn tồn tại đến ngày nay như một nghi thức tôn giáo hoặc tuân theo tiêu chuẩn xã hội. Ở những quốc gia theo đạo Hồi, cắt bao quy đầu được thực hiện khi bé trai lên 6 tuổi. Trong khi ở Hoa Kỳ, Israel, một số quốc gia Tây Phi và các quốc gia vùng Vịnh (Tây Á), một số nơi ở Đông Nam Á, cắt bao quy đầu được tiến hành ngay sau khi sinh. (1)
Bên cạnh lý do phi y khoa nêu trên, cắt bao quy đầu còn được thực hiện nhằm mục đích điều trị y khoa. Đơn cử như điều trị các vấn đề liên quan đến nhiễm trùng đường tiết niệu – loại nhiễm trùng tuy ít gặp ở bé trai nhưng có thể biến chứng thành các vấn đề nghiêm trọng.
Trước đây, cắt bao quy đầu ở trẻ em được thực hiện bằng phương pháp thủ công. Tuy nhiên, với sự phát triển của kỹ thuật, công nghệ, các phương pháp mới được ứng dụng như cắt bao quy đầu bằng máy Stapler hay Laser, giúp rút ngắn thời gian phẫu thuật, ít xâm lấn, ít chảy máu, hạn chế đau, bình phục nhanh.
Dù phẫu thuật cắt bao quy đầu cho bé trai là phẫu thuật nhỏ, có thể thực hiện sau khi gây tê cục bộ nhưng phương pháp gây mê toàn thân bằng mặt nạ thanh quản được ưu tiên lựa chọn nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho trẻ.
Có nên cắt bao quy đầu cho trẻ em?
Có nên cắt bao quy đầu cho trẻ em hay không tùy thuộc vào nhiều yếu tố như quyết định của cha mẹ, tôn giáo, y khoa. Trường hợp bé trai sinh ra khỏe mạnh, không gặp dị tật nào liên quan đến bao quy đầu, không mắc nhiễm trùng đường tiết niệu, không bị ảnh hưởng bởi tôn giáo-tín ngưỡng, thì cha mẹ không nên cắt bao quy đầu cho trẻ. Mặt khác, một số trường hợp cần thực hiện cắt bao quy đầu nhằm điều trị y khoa.
Nếu cha mẹ băn khoăn có nên cắt bao quy đầu cho con trai mình hay không, tốt nhất nên đưa bé đến gặp bác sĩ Nam khoa để được tư vấn chính xác nhất.
Khi nào nên cắt bao quy đầu cho bé, chỉ định và chống chỉ định?
Cắt bao quy đầu cho trẻ em là phẫu thuật không bắt buộc, tùy thuộc vào mong muốn của phụ huynh. Tuy nhiên, một số trường hợp các em cần được thực hiện cắt bao quy đầu nhằm điều trị bệnh, dị tật tại bộ phận sinh dục. (2)
1. Chỉ định tình trạng nên cắt da bao quy đầu cho bé
Ở trẻ em, rất hiếm khi bác sĩ chỉ định cắt bao quy đầu nhằm mục đích điều trị bệnh do có thể thay thế bằng một số phương pháp ít xâm lấn, nhẹ nhàng hơn trừ trường hợp các triệu chứng khó tiểu và viêm nhiễm trầm trọng. Những dấu hiệu khác thường ở bao quy đầu bao gồm:
1.1 Bao quy đầu dài
Bao quy đầu dài là tình trạng da quy đầu bao phủ toàn bộ quy đầu dương vật khiến bé khó vệ sinh, khó lộn được lớp bao quy đầu xuống một cách tự nhiên, không để lộ quy đầu ra ngay cả khi cương cứng, tiềm ẩn nguy cơ viêm nhiễm cao (đối với trẻ dậy thì).
1.2 Hẹp bao quy đầu
Hẹp bao quy đầu sinh lý rất phổ biến ở trẻ nhỏ, cha mẹ không cần quá lo lắng. Nhưng khi trẻ đã lớn mà bao quy đầu vẫn hẹp, hoặc trẻ nhỏ nhưng đi tiểu rất khó khăn và hay bị viêm nhiễm thì được xem là bệnh lý.
1.3 Nghẹt bao quy đầu
Nghẹt bao quy đầu là vấn đề nghiêm trọng, cần xử lý sớm. Biểu hiện đặc trưng là miệng bao quy đầu quá nhỏ hẹp, khi cố kéo bao quy đầu lên bị nghẹt lại giữa hoặc đầu dương vật nên không thể kéo xuống lại hoàn toàn, gây tắc nghẽn lưu thông máu ở phần quy đầu. Trường hợp này thường xuất hiện sau khi trẻ bị hẹp bao quy đầu nhưng được phụ huynh tự nong cho bé không đúng cách.
1.4 Nhiễm trùng tái phát nhiều lần
Nếu bé bị nhiễm trùng tại bao quy đầu nhiều lần, đã điều trị nhiều cách nhưng không cải thiện, phụ huynh cần tính tới cho em cắt bao quy đầu nhằm xử lý dứt điểm ổ viêm nhiễm.
2. Chống chỉ định, không nên cắt da bao quy đầu của bé
Bên cạnh những trường hợp cần chỉ định cắt bao quy đầu, có một số trường hợp không nên cho bé thực hiện phẫu thuật này, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé như:
- Trẻ gặp vấn đề lỗ tiểu lệch.
- Sức khỏe của bé không đáp ứng được cuộc phẫu thuật.
- Bé hoặc người trong gia đình có tiền sử rối loạn chảy máu.
Độ tuổi nào phù hợp để đưa bé đi kiểm tra cắt bao quy đầu?
Có thể thực hiện cắt bao quy đầu ở nhiều độ tuổi khác nhau. Việc cắt bao quy đầu cho trẻ chỉ được thực hiện khi bé hoàn toàn khỏe mạnh và có một tình trạng sức khỏe tốt. Đa số những trẻ em lớn hơn (trên 3 tuổi) với da quy đầu bị xơ hoặc quá khít mà biện pháp nong bao quy đầu không thể thực hiện được thì sẽ được áp dụng cắt bao quy đầu.
Cắt bao quy đầu ở trẻ có đau không?
Không. Giống như những phẫu thuật khác, cắt bao quy đầu sẽ gây đau nhưng cảm giác đau sẽ không xuất hiện trong quá trình phẫu thuật do trẻ sẽ được gây tê hoặc gây mê tùy trường hợp. Sau phẫu thuật, trẻ sẽ cảm thấy đau nhẹ. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, kháng viêm cho bé uống để giúp em giảm thiểu cảm giác khó chịu. Cơn đau sẽ hết sau khoảng 5 – 7 ngày. (3)
Lợi ích sau khi cắt bao quy đầu cho trẻ nhỏ
Việc cho trẻ cắt bao quy đầu mang lại một số lợi ích sức khỏe, bao gồm:
- Giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu: Dù nhiễm trùng đường tiết niệu (đường tiểu) không thường gặp ở bé trai nói riêng và nam giới nói chung nhưng tỷ lệ này thấp hơn ở trẻ đã được cắt bao quy đầu. Theo thống kê, bé trai đã cắt bao quy đầu có nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiểu thấp hơn 10 lần so với trẻ chưa cắt bao quy đầu. Nhiễm trùng này có thể ăn sâu vào bên trong cơ thể, tấn công các cơ quan như: thận, bàng quang, tuyến tiền liệt, tinh hoàn…
- Giảm nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục: Dù cách phòng tránh bệnh truyền qua đường tình dục tốt nhất là thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, bé trai đã cắt bao quy đầu có nguy cơ lây nhiễm các bệnh này, bao gồm cả HIV, thấp hơn khi trưởng thành.
- Giảm thiểu rủi ro bị viêm quy đầu, bao quy đầu: Ở bé nam, bao quy đầu thường dài và hẹp. Điều này khiến việc vệ sinh “vùng kín” cho các em gặp khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng loạt tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng… phát triển nhanh, gây viêm nhiễm quy đầu và bao quy đầu. Việc loại bỏ da quy đầu giúp vệ sinh dễ dàng hơn, giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc các viêm nhiễm này.
- Giảm thiểu nguy cơ ung thư dương vật: Nguyên nhân do các tác nhân gây bệnh tấn công là biến đổi tế bào, hình thành khối u ác tính trên dương vật. Nam giới đã cắt bao quy đầu có nguy cơ mắc loại ung thư này thấp hơn.
- Ngăn rủi ro vô sinh: Nhiễm trùng tiết niệu không
Lưu ý cần biết khi cắt bao quy đầu cho bé
Bên cạnh lợi ích sức khỏe, cha mẹ cũng cần lưu ý đến một số rủi ro có thể xảy ra khi cắt bao quy đầu cho bé. Những rủi ro này tuy hiếm gặp nhưng hoàn toàn có thể xảy ra, bao gồm:
- Chảy máu.
- Nhiễm trùng vết thương.
- Sưng, đau (nhất là khi đi tiểu).
- Hình thành sẹo.
- Da quy đầu chưa được loại bỏ triệt để.
Các nguy cơ trên có thể giảm thiểu bằng cách cho con cắt bao quy đầu tại cơ sở y tế có khoa Nam học uy tín. Sau khi cắt bao quy đầu xong, phụ huynh cần lưu ý một số điều sau để giúp vết thương của bé nhanh phục hồi:
- Cho bé uống thuốc giảm đau, kháng viêm (nếu có) đúng theo chỉ định của bác sĩ.
- Thời gian bình phục của trẻ dao động khoảng 5 – 7 ngày. Trong thời gian này, cần vệ sinh vết thường xuyên thay băng gạc theo chỉ định của bác sĩ.
- Khuyên bé không vận động mạnh.
- Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu đạm như: thịt nạc, cá, đậu…; thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như: các loại rau củ, trái cây, ngũ cốc… để giúp vết thương nhanh lành.
- Cho bé đi tái khám đúng hẹn hoặc ngay khi có những biểu hiện bất thường và kéo dài ở vết thương như: sưng, phù nề, bầm tím, chảy máu, xuất hiện mủ, sốt cao.
Dịch vụ cắt bao quy đầu cho trẻ em tại BVĐK Tâm Anh
Khoa Nam học, Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM ứng dụng công nghệ Stapler trong phẫu thuật cắt bao quy đầu. Đây là kỹ thuật cắt bao quy đầu tiên tiến với ưu điểm không đau, ít xâm lấn, thời gian thực hiện nhanh chóng chỉ 5 phút, ít chảy máu, kết hợp cắt và khâu vết thương cùng lúc tự động, vết thương phục hồi nhanh sau 5 – 7 ngày, không cần cắt chỉ sau phẫu thuật. Sau khi hoàn thành, phụ huynh có thể đưa bé về nhà ngay.
Cắt bao quy đầu là phẫu thuật trên phần cơ thể nhạy cảm của bé. Do đó, phụ huynh nên đưa bé tới cơ sở y tế có khoa Nam học uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm để thực hiện nhằm giảm thiểu rủi ro, kết quả cao, rút ngắn thời gian phục hồi cho bé.
Phụ huynh mong muốn cắt bao quy đầu cho trẻ có thể đặt lịch khám và thực hiện tại khoa Nam học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM theo địa chỉ sau đây:
Bài viết trên đã giải đáp vấn đề được nhiều phụ huynh có con trai quan tâm: “Có nên cắt bao quy đầu cho trẻ em không?” Trước khi đưa ra quyết định, các bậc cha mẹ nên đưa con em tới cơ sở y tế uy tín để bác sĩ khám, đánh giá và chỉ định có cần thực hiện phẫu thuật, tránh thực hiện khi không cần thiết.