Gửi con về trước Tết cho bà nội chăm sóc, nữ giám đốc khóc hận khi nhìn thấy con

9 tháng trước 50

- Công việc bận rộn là lý do khiến nhiều bậc phụ huynh buộc lòng phải gửi con về cho ông bà ở quê chăm sóc.

Sự khác biệt giữa các thế hệ thường dẫn đến những quan điểm khác nhau về chăm sóc trẻ và mỗi người thường tin rằng quan điểm của họ là đúng. Tuy nhiên, dựa vào minh chứng khoa học hiện đại, không phải lúc nào những kiến thức và kinh nghiệm của người già cũng là chìa khóa cho sức khỏe tốt của trẻ. Câu chuyện của chị Lý (Trung Quốc) và mẹ chồng chị là một ví dụ rõ ràng cho điều này.

Theo chia sẻ trên Sina, chị Lý, giám đốc kinh doanh của một công ty, cảm thấy khó khăn khi vừa phải làm việc, vừa lo chăm sóc con gái. Tiểu Lê-  bảo mẫu của gia đình đã xin về quê sớm đón Tết. Với lịch trình công việc bận rộn và không yên tâm về bảo mẫu mới, chị Lý quyết định để con gái 6 tháng tuổi của mình ở với mẹ chồng ở quê.

Gửi con về trước Tết cho bà nội chăm sóc, nữ giám đốc khóc hận khi nhìn thấy con

Trong khoảng thời gian ấy, do mẹ chồng không sử dụng các phương tiện liên lạc hiện đại, thông tin chỉ được truyền đạt qua cuộc gọi điện thoại thông thường, nói rằng đứa trẻ sống ở quê rất khỏe mạnh và không cần lo lắng. Chị Lý cảm thấy yên tâm vì quyết định gửi con gái cho mẹ chồng và có thể tập trung vào công việc.

Sau một tháng không gặp con, khi công việc giảm bớt, chị Lý về quê để đón con. Khi nhìn thấy con lần đầu, chị Lý sốc trước việc con tăng cân nhiều, gương mặt trở nên tròn xoe như một quả bóng. Tiểu Lê, cũng do lâu ngày không gặp mẹ, liên tục khóc khi chị Lý đến gần.

Gửi con về trước Tết cho bà nội chăm sóc, nữ giám đốc khóc hận khi nhìn thấy con

Chị Lý ngạc nhiên hỏi mẹ chồng về cách chăm sóc đã khiến đứa trẻ trở nên mũm mĩm như vậy. Bà nội lúc này tiết lộ rằng bà chỉ làm theo lời dặn dò của con dâu trước khi đi, nhưng do sức khỏe yếu và tay chân không linh hoạt nên bà pha sữa lắt nhắt. Mỗi lần pha, bà pha rất nhiều và nếu cháu không uống hết, bà sẽ hâm nóng lại để cháu uống sau đó.

Điều ngạc nhiên là lần nào đứa trẻ cũng uống hết lượng sữa mà bà pha, ăn 6-7 lần mỗi ngày. Bà cũng bổ sung thức ăn dặm từ bữa ăn hàng ngày của mình cho cháu. Bằng cách này, đứa trẻ tăng hơn 2kg chỉ trong vòng 1 tháng. Mặc dù mẹ chồng chị Lý vui mừng với việc cháu tăng cân, nhưng chị Lý lại khóc hận ngay tại chỗ, không hài lòng với cách nuôi con của mẹ chồng.

"Mẹ làm con của con béo phì tới mức này thì có gì là tốt chứ" - chị Lý phản đối.

Gửi con về trước Tết cho bà nội chăm sóc, nữ giám đốc khóc hận khi nhìn thấy con

Thực tế là việc trẻ ăn đầy đủ và khỏe mạnh là một điều đáng mừng. Tuy nhiên, nếu trẻ được cung cấp quá nhiều thức ăn và dẫn đến tình trạng béo phì, đó là một vấn đề không tốt cho sức khỏe của trẻ.

Nguy hại khi trẻ béo phì

Béo phì làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh tật và gây tổn hại đến nhiều cơ quan trong cơ thể như:

- Khung xương: Cân nặng quá mức sẽ tăng gánh nặng lên khung xương của trẻ, dẫn đến biến dạng các chi dưới và cần sự điều chỉnh.

- Hệ tim mạch: Béo phì tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tăng huyết áp và hẹp tắc động mạch chi.

- Hệ hô hấp: Một trong những biến chứng thường gặp khi béo phì là ngừng thở khi ngủ, một tình trạng rất nguy hiểm.

Khánh Chi (Tổng hợp)

Đọc toàn bộ bài viết