Một Vài Tác Dụng Phụ Của Chiếu Đèn Vàng Da Sơ Sinh

1 năm trước 23

Một vài tác dụng phụ của chiếu đèn vàng da sơ sinh

Chiếu đèn là một trong ba phương pháp phổ biến hiện nay dùng để điều trị vàng da tăng Bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh.

Chiếu đèn là một trong những phương pháp phổ biến hiện nay dùng để điều trị vàng da tăng Bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh. Phương pháp chiếu đèn vàng da sử dụng ánh sáng trắng hoặc xanh với bước sóng từ 400-480 nm để chiếu vào cơ thể của trẻ sơ sinh, thấm qua lớp da rồi đến lớp mỡ dưới da chuyển Bilirubin gián tiếp thành Photobilirubin có khả năng tan trong nước, không gây độc cho trẻ và có thể đào thải qua con đường gan hoặc thận.

Chỉ định chiếu đèn vàng da trẻ sơ sinh được đưa ra khi trẻ có triệu chứng của vàng da tăng Bilirubin gián tiếp chưa có dấu hiệu nhiễm độc thần kinh, hoặc dùng để dự phòng những trường hợp bệnh nhi có nguy cơ vàng da như non tháng.

Chiếu đèn vàng da không được áp dụng với những trẻ vàng da tăng Bilirubin trực tiếp. Trong quá trình chiếu đèn vàng da và sau đó, cần phải theo dõi những yếu tố của trẻ như cân nặng, chế độ dinh dưỡng của trẻ, tình trạng vàng da, triệu chứng về thần kinh, nồng độ đường huyết, nồng độ Bilirubin máu, điện giải để kịp thời phát hiện những tác dụng phụ của chiếu đèn vàng da và kịp thời xử lý.

Một vài tác dụng phụ của chiếu đèn vàng da sơ sinh

Chiếu đèn vàng da không được áp dụng với những trẻ vàng da tăng Bilirubin trực tiếp

Tuy là một trong những phương pháp hiệu quả nhất nhưng vẫn có những tác dụng phụ mà các bác sĩ cũng như những bậc phụ huynh cần lưu ý để phát hiện nhanh nhất có thể.

Vì dùng ánh sáng xanh chiếu trực tiếp lên da của đứa trẻ nên phương pháp này có thể để lại tác dụng phụ như rối loạn thân nhiệt, nhiệt độ cơ thể của trẻ gặp những bất thường như tăng cao hoặc giảm xuống thấp hơn so với mức bình thường. Ngoài ra, trẻ còn bị tăng kích thích, có thể là đi ngoài phân sẽ lỏng hơn.

Ánh sáng xanh với bước sóng từ 400-500nm, cực điểm là 450-460nm có thể làm da của trẻ bị mẩn đỏ hoặc hội chứng trẻ da đồng. Một tác dụng phụ của chiếu đèn vàng da không thể bỏ qua đó là làm tổn hại đến mắt của trẻ, chính vì lý do này mà trong quy trình kỹ thuật chiếu đèn vàng da trẻ sơ sinh người ta thường băng mắt của trẻ lại bằng miếng vải sẫm màu để tránh tình trạng này.

Khi ánh sáng xanh chiếu vào cơ thể trong một thời gian dài, đặc biệt là vùng bộ phận sinh dục của trẻ cũng có thể dẫn đến hiện tượng teo tinh hoàn. Vì vậy, người ta thường dùng bỉm hoặc tã để mang cho trẻ trong suốt quá trình chiếu đèn vàng da trẻ sơ sinh nhằm ngăn chặn tình trạng teo tinh hoàn.

Mất nước cũng là một trong những tác dụng phụ của chiếu đèn vàng da thường gặp phải. Đối với tình trạng này các bậc phụ huynh sẽ được bác sĩ điều trị tư vấn về chế độ ăn của bé cũng như chỉ định truyền dịch bù nước, với mức nước cần cung cấp cho trẻ tăng hơn 15%-20% mỗi ngày.

Bên cạnh những tác dụng phụ của chiếu đèn vàng da kể trên, việc chiếu ánh sáng có cường độ cao cho trẻ sơ sinh trong một thời gian dài cũng có thể dẫn đến tình trạng bỏng ở trẻ, vì vậy cần đảm bảo khoảng cách từ đèn chiếu sáng đến bệnh nhi vào khoảng 30-50cm để hạn chế những tác dụng phụ da xảy ra.

Ngoài vấn đề khoảng cách, thời gian chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh cũng phải đạt chuẩn, và khi tình trạng vàng da trên lâm sàng giảm và nồng độ Bilirubin giảm xuống mức như bình thường thì dừng việc chiếu đèn vàng da theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế những biến chứng của phương pháp này sớm nhất có thể.

Mặc dù có những ưu điểm nhất định như đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả cao và giá thành hợp lý, phương pháp chiếu đèn vàng da trẻ sơ sinh cần được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ tại những cơ sở y tế uy tín, có máy móc thiết bị đầy đủ để đảm bảo cường độ ánh sáng, bước sóng ánh sáng, khoảng cách từ đèn đến trẻ, cách chiếu đèn, thời gian chiếu đèn đạt chuẩn, từ đó sẽ giảm thiểu được những tác dụng phụ của chiếu đèn vàng da.

Đọc toàn bộ bài viết