Tham vấn y khoa Dr Trường
Đăng bởi Bác sĩ Anh vào 10:16 +07 Thứ tư, 21/10/2020
Nhiều phụ huynh lo ngại tiêm phòng có khiến trẻ có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn không? Cùng tìm ra câu trả lời trong bài viết dưới đây!
Tiêm phòng có khiến trẻ có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn không?
Bệnh hen suyễn là bệnh gì?
Hen suyễn – một căn bệnh mạn tính biểu hiện bởi các cơn khò khè, khó thở, đau thắt chặt ngực và ho.
Các nghiên cứu không phát hiện ra mối liên quan nào giữa việc tiêm vắc xin trong thời thơ ấu với bệnh hen suyễn. Vì tỉ lệ hen suyễn – một căn bệnh mạn tính biểu hiện bởi các cơn khò khè, khó thở, đau thắt chặt ngực và ho đã tăng lên cũng với số lượng vắc xin được khuyến cáo, các chuyên gia đã tìm kiếm mối liên quan giữa tình trạng này.
Mối quan hệ giữa các vắc xin và bệnh hen suyễn
Mối lo ngại được đặt ra là, bằng cách ngăn chặn các bệnh nhiễm trùng ở trẻ, các loại vắc xin có thể gây mất cân bằng trong phản ứng miễn dịch trong cuộc sống sau này của trẻ, điều này có thể dẫn đến dị ứng và cuối cùng là hen suyễn. (Đây được gọi là thuyết vệ sinh).
Và một số các chuyên gia đã giả định rằng các phản ứng miễn dịch được kích hoạt bởi các loại vắc xin có thể trực tiếp dẫn đến tình trạng hen suyễn và dị ứng bằng cách làm cho hệ thống miễn dịch trở nên quá nhạy cảm.
Tuy nhiên những nhà khoa học đã nghiên cứu về vấn đề này nói rằng, không có bằng chứng nào về mối liên quan giữa các vắc xin và bệnh hen suyễn hoặc dị ứng. Và các nghiên cứu gần đây đã không thấy được sự khác biệt về tỷ lệ hen và dị ứng giữa những người đã được chủng ngừa và những người không.
Ví dụ, một nghiên cứu lớn liên quan đến 167.240 trẻ em ở Washington, Oregon và California không thấy nguy cơ mắc bệnh hen ở trẻ em liên quan đến vắc xin DTaP (bạch hầu, uốn ván và ho gà), vắc xin MMR (sởi, quai bị, và rubella) hoặc văcxin phòng ngừa bệnh bại liệt.
Trong một nghiên cứu lớn khác, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra xem những chủng ngừa được tiêm trước 18 tháng tuổi có liên quan gì đến bệnh hen suyễn về sau này không nhưng không phát hiện bất kỳ mối liên quan nào.