Trẻ sơ sinh thường mắc phải một số bệnh thường gặp, tuy những bệnh này không nguy hiểm nhiều nhưng cũng cần chữa đúng cách để đảm bảo sức khỏe cho bé. Một trong số đó thì mụn kê ở trẻ sơ sinh là dễ gặp nhất.
Để bố mẹ không lo lắng và hoang mang thì TOP 5 Reviews xin chia sẻ những thông tin về bệnh mụn kê và một số mẹo chữa trị tại nhà cho bố mẹ áp dụng.
1. Mụn kê là gì ?
Mụn kê được hình thành khi những tế bào chết và bã nhờn bị mắc kẹt trong các lỗ chân lông trên bề mặt da. Mụn thường tự biến mất sau một thời gian mà không cần đến can thiệp y tế nào.
Tuy nhiên, các ông bố bà mẹ thường rất lo lắng và sốt ruột khi thấy khuôn mặt nhỏ bé của con đầy những hạt mùn sần sùi ấy.
2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị kê
Nguyên nhân hình thành mụn kê ở trẻ sơ sinh đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhiều phân tích cho rằng nó có liên quan tới những yếu tố sau:
- Do hormone từ người mẹ, kích thích tố thừa từ mẹ chuyển sang cho bé qua đường bú sữa.
- Do trẻ bị phì đại tuyến bã nhờn trên da.
Ngoài ra, một số lý do có liên quan đến cấu trúc chưa hoàn thiện về lỗ chân lông và làn da mỏng manh, nhạy cảm của bé.
3. Cách nhận biết mụn kê như thế nào ?
Các nốt mụn có thể nổi ở mọi vị trí, thường hay gặp nhất ở mặt, đặc biệt là mí mắt và má. Trên lâm sàng, biểu hiện là các sẩn nhỏ < 3mm, màu trắng, rải rác hoặc tập trung thành đám trên da, sẩn màu đỏ hồng trên có mụn nước nhỏ, đôi khi mụn mủ trắng xen lẫn ở vùng da bài tiết nhiều mồ hôi như ngực, lưng, trán. Trẻ có thể ngứa nhiều, nguyên nhân do tắc nghẽn ống tuyến mồ hôi.
4. Có mấy loại mụn kê ?
Hạt kê chia thành 5 dạng chính gồm:
- Mụn hạt kê bẩm sinh: rất thường gặp , tỷ lệ 40% – 50% trẻ sơ sinh , tổn thương là các sẩn nhỏ,màu trắng rải rác hoặc tập trung thành đám ở quanh mũi, mặt, nửa trên thân mình, trong niêm mạc miệng, có thể tự khỏi mà không cần điều trị.
- Mụn hạt kê nguyên phát: thường gặp xung quanh mí mắt, má, trán và cơ quan sinh dục. Bệnh thường tự khỏi sau vài tuần tới vài tháng nhưng có xu hướng dai dẳng hơn kê bẩm sinh.
- Mụn hạt kê en plaque là thể hiếm gặp, mảng viêm trên bề mặt có nhiều nốt sẩn. Mụn thường mọc trên mí mắt, sau tai, trên má hoặc hàm và có thể liên quan với các bệnh da khác: lupus dạng đĩa,…
- Mụn hạt kê liên quan tới bệnh da di truyền.
- Mụn hạt kê thứ phát: Chia làm 3 thể chính gồm mụn hạt kê liên quan tới chấn thương bề mặt, do thuốc hoặc liên quan đến các bệnh về da.
5. Cách trị trị mụn kê ở trẻ sơ sinh hiệu quả
Sử dụng các loại cây cỏ là cách chữa kê cho trẻ sơ sinh được rất nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả cao chỉ sau 1 vài lần tắm.
Tuy nhiên mẹ cần chú ý rửa thật kỹ trước khi đun nước tắm để tránh các loại vi khuẩn hay thuốc trừ sâu tiếp xúc với da bé làm tình trạng mụn càng nặng hơn.
Có thể dùng các loại lá tự nhiên để tắm cho bé như: Lá khế, lá riềng. Mẹ chỉ cần lấy một nắm lá, cọ rửa sạch lá thật kỹ rồi cho vào nồi đun lấy nước dùng tắm cho bé. Những loại lá này rất lành tính và có tác dụng nhanh chóng trong việc điều trị kê ở trẻ nhỏ.
Ngoài ra, có thể dùng các loại thảo dược có tính mát để nấu nước tắm cho bé như mướp đắng, kinh giới, hạt kê, hạt mùi.
6. Những lưu ý khi trẻ bị mụn kê
- Rửa mặt và tắm hàng ngày cho bé bằng sữa rửa mặt, sữa tắm cho trẻ em dịu nhẹ
- Pha nước ấm vừa đủ, không dùng nước quá nóng làm hại da trẻ, gây phỏng rộp, khô da dẫn đến các bệnh về da ở trẻ nhỏ khác do da trẻ rất mỏng manh.
- Lau khô người cho trẻ sau khi tắm bằng khăn mềm.
- Không cho trẻ dùng nước hoa, chất khử mùi vì có thể gây dị ứng cho trẻ.
- Không nên kỳ cọ mạnh cho bé khi tắm, ảnh hưởng đến da của bé.
- Giữ cho làn da bé luôn khô ráo và thoáng mát, mặc quần áo mềm, chất liệu thấm hút mồ hôi, tránh mặc các loại vải cứng cọ sát nhiều vào da.
- Giặt sạch quần áo cho trẻ bằng xà phòng ít chất tẩy, ngâm trong nước xả vải cho mềm.
- Giặt đồ, phơi khô cất vào tủ dành riêng cho bé, để bé dùng tã vải cho thoáng, không mặc tã giấy làm bít hơi.
- Giặt chăn màn, khăn lau, vệ sinh giường chiếu, đồ chơi của bé thường xuyên.
- Các loại lá trong cách chữa kê cho trẻ sơ sinh ubaby vừa chia sẻ khi dung đun nước tắm cho con phải được xúc rửa kĩ lưỡng để đảm bảo không mang vi trùng, thuốc trừ sâu tiếp xúc da con.
- Lau khô con bằng khan lông mềm.
- Trong thời gian bé bị mọc mụn trứng cá không nên bôi bất kì loại kem hay thuốc gì lên mụn; cũng không nên chạm tay hay chà xát lên các đốm mụn, như thế rất mất vệ sinh và càng làm cho tình trạng trở nên xấu hơn.
- Nếu thấy biểu hiện con khó chịu hay hơn 3 tháng con không hết kê thì ngay lập tức đưa con tới gặp bác sĩ.
7. Kết luận
Bố mẹ đừng quá lo lắng khi thấy trẻ sơ sinh bị mụn kê ở da, bởi đây là trường hợp rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nhưng nếu sau khoảng 3 tháng mà bé vẫn không hết kê, mẹ và bé nên đi khám da liễu để bé được chẩn đoán và điều trị đúng cách, tránh mụn lan rộng gây ngứa ngáy và làm cho da bé trở nên sần sùi, dễ để lại biến chứng.