Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa là hiện tượng phổ biến trong 3 tháng đầu đời của trẻ. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này do sức đề kháng ở hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa có thể là dấu hiệu của việc thiếu canxi hoặc mắc một số bệnh lý liên quan đến đường ruột.
Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa là gì?
Theo nhận định của các chuyên gia đầu ngành, có hơn 70% trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu đời xuất hiện tình trạng vặn mình, ọc sữa, đỏ mặt, gồng người,… Đây được xem là hiện tượng sinh lý phổ biến, hành động vặn mình sẽ giúp bé giãn cơ, giúp bé thoải mái hơn. Bên cạnh đó, khi trẻ vặn mình có thể gây đỏ mặt, nhăn mặt.
Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa là tình trạng thường gặp. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này do hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Do đó, sau khi bú sữa xong trẻ có thể bị ợ hơi, lúc này có kèm theo một lượng sữa. Biểu hiện hiện vặn mình và ọc sữa ở trẻ sẽ biến mất hoàn toàn vào tháng thứ 6 vào giai đoạn bé ăn dặm. Lúc này, van thực quản của bé đã hoàn thiện có thể kiểm soát lượng thức ăn được dung nạp vào dạ dày, tránh chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ sơ sinh bị vặn mình và ọc sữa thường xuyên có thể là biểu hiện của một số bệnh lý liên quan đến đường ruột hoặc một số vấn đề về sức khỏe. Lúc này, ba mẹ cần chủ động đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa
Tình trạng trẻ sơ sinh vặn mình và ọc sữa xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:
Trẻ hay vặn mình và gồng người là do đâu?
Đây là hiện tượng thường gặp trong 3 tháng đầu đời của trẻ sơ sinh. Thông thường, các biểu hiện vặn mình, gồng người, đỏ mặt chỉ xuất hiện khoảng 3 phút, sau đó trở lại trạng thái như bình thường. Nhiều người cho rằng đây là hiện tượng bình thường với những trẻ vẫn ăn ngủ và tăng cân đều đặn.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ sơ sinh gồng người, vặn mình kèm theo một số biểu hiện như nôn trớ, quấy khóc, khó chịu,… Lúc này ba mẹ cần thận trọng vì đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý cần được thăm khám và điều trị kịp thời.
Theo các chuyên gia, tình trạng trẻ sơ sinh vặn mình, đỏ mặt có thể là biểu hiện của việc thiếu vitamin D. Ngoài ra, một số tác nhân khác gây ra tình trạng này có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của trẻ như:
- Nhiệt độ phòng ngủ của trẻ quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến bé khó ngủ, quấy khóc và vặn mình.
- Chỗ ngủ không thoải mái, phòng ngủ không thoáng khí, mẹ cho bé nằm gối quá cao, cứng.
- Trẻ sơ sinh vặn mình, quấy khóc có thể do bỉm tã bị ẩm ướt khiến bé khó chịu
- Tình trạng này có thể xảy ra khi trẻ bú quá no, khó tiêu, đầy bụng khó chịu
- Trường hợp bé vặn mình kèm theo một số biểu hiện như hay thức giấc vào đêm, ngủ ít, đổ nhiều mồ hôi, khó tăng tăng, chậm tăng cân trong 3 tháng đầu đời có thể trẻ đang thiếu hụt vitamin D.
- Ngoài ra, các biểu hiện vặn mình, đỏ mặt, gồng người,… cũng có thể do thiếu hụt canxi máu. Tình trạng này thường phổ biến ở những trẻ có chế độ dinh dưỡng không phù hợp, sinh non. Ở những trẻ này thường có một số biểu hiện như thở khò khè, dễ bị kích thích với âm thanh,…
Vì sao trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa và nôn trớ?
Hiện tượng trẻ bị ọc sữa, nôn trớ thường xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường, tình trạng này do chế độ ăn uống, chăm sóc không đúng cách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ bị ọc sữa, nôn trớ có thể là biểu hiện của một số bệnh lý cần được thăm khám và điều trị kịp thời.
Sai lầm trong xây dựng chế độ ăn uống và chăm sóc:
- Mẹ cho trẻ bú quá no hoặc ăn quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày thực quản
- Cho trẻ bú nằm hoặc không đúng tư thế là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ọc sữa, nôn trớ. Bên cạnh đó, với những trẻ bú bình không đúng cách có thể khiến lượng không khí vào dạ dày dẫn đến ọc sữa
- Sau khi bú xong, mẹ không thực hiện ợ hơi cho trẻ mà để trẻ nằm ngay
- Mặc quần áo hoặc quấn tã quá chặt có thể gây ra tình trạng ọc sữa, nôn trớ
Một số bệnh lý tiềm ẩn cần được khám và điều trị kịp thời:
- Một số bệnh lý nguy hiểm liên quan đến đường ruột như lồng ruột, tiêu chảy, động ruột,…
- Hiện tượng ọc sữa và nôn trớ ở trẻ sơ sinh có thể là biểu hiện của một số bệnh lý liên quan đến đường hô hấp trên hoặc nhiễm trùng hệ thần kinh như viêm não, viêm màng não mủ.
- Tăng áp lực nội sọ do xuất huyết não có thể là một trong những nguyên nhân gây ọc sữa, nôn trớ ở trẻ
- Hội chứng sinh dục thượng thận
- Bệnh trào ngược dạ dày, rối loạn thần kinh thực vật, co thắt môn vị
- Một số trường hợp trẻ bị dị tật ở đường ruột như hẹp phì đại môn vị, thoát vị hoành, hẹp tá tràng bẩm sinh, teo thực quản,…
- Trẻ bị xoắn ruột, tắc ruột với những triệu chứng đi kèm như nhiễm trùng toàn thân, bí đại tiện, chướng bụng, trong phân lẫn máu, dịch dạ dày có màu cà phê.
Trẻ sơ sinh hay vặn mình, ọc sữa nguy hiểm không?
Tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa thường xuất hiện khi bú quá no hoặc cách chăm sóc không hợp lý. Tuy nhiên, tình trạng này có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm cần được thăm khám và điều trị kịp thời.
Với trường hợp trẻ ọc sữa, nôn trớ liên tục sau khi bú hoặc không bú có thể trẻ bị một số dị tật liên quan đến đường tiêu hóa như hẹp thực quản, hẹp tá tràng. Một số trường hợp trẻ đang bú đột ngột ói, khóc thét, gồng mình, ưỡn bụng,… ở những bé trên 3 tháng tuổi. Đây có thể là triệu chứng của một số bệnh lý đặc biệt nguy hiểm. Lúc này ba mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và xử lý kịp thời.
Ở những trẻ sơ sinh bị ọc sữa, nôn trớ kèm theo co giật, dễ thức giấc vào ban đêm có thể là biểu hiện do thiếu hụt canxi. Lúc này, ba mẹ cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, thói quen ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe của bé.
Cách xử lý khi trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa
Với những trường hợp trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa do cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng không phù hợp. Ba mẹ có thể tham khảo một số biện pháp cải thiện như sau:
Trường hợp trẻ sơ sinh hay vặn mình, đỏ mặt, ưỡn ngực
- Ba mẹ cần tạo không gian sống, phòng ngủ cho trẻ được thông thoáng, thoải mái, đủ ánh sáng
- Kiểm tra bỉm tã, quần áo cho bé thường xuyên
- Vệ sinh phòng ngủ, giặt giũ chăn, ga, nệm cho bé thường xuyên và phơi dưới ánh nắng mặt trời giúp tiêu diệt các vi khuẩn, nấm mốc gây kích ứng da, ngứa ngáy khó chịu
- Điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ phù hợp với bé từ 22 – 24 độ C
- Cho bé bú vừa đủ no, tránh để bé quá no hoặc quá đói. Đồng thời mẹ cần cho trẻ bú đúng tư thế, sau khi cho con bú nên thực hiện ợ hơi cho trẻ.
- Tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện cho trẻ
- Trường hợp bé vặn mình thường xuyên, những biện pháp chăm sóc trên không mang lại hiệu quả. Bạn cần chủ động đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và xử lý đúng cách. Việc vặn mình quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Trường hợp trẻ sơ sinh bị ọc sữa, nôn trớ
Đối với trường hợp trẻ sơ sinh bị ọc sữa, nôn trớ, ba mẹ cần giữ bình tĩnh. Tránh bế xốc trẻ, thay vào đó hãy để bé nằm nghiêng sang 1 bên. Kế đến bế trẻ lên nhẹ nhàng và lau sạch miệng con cho.
Nếu trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên đến mũi, mẹ cần vệ sinh sạch cổ họng, mũi cho bé với nước muối sinh lý theo quy trình: Vệ sinh miệng, đến họng và mũi sau cùng.
Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện sau:
- Với những trẻ bú sữa bình, ba mẹ nên làm đặc sữa và sử dụng loại núm vú vỏ. Tránh dùng muỗng cho trẻ ăn sữa vì khi đó, lượng không khí vào dạ dày của trẻ sẽ tăng lên và có thể gây ọc sữa sau mỗi bữa ăn.
- Thực hiện ợ hơi cho bé sau khi bú, không để trẻ nằm ngay sau khi bú
- Mẹ tránh cho trẻ nằm bú. Thay vào đó cho trẻ bú với tư thế có độ dốc tương đối giúp sữa xuôi xuống, tránh tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ
- Những trẻ thường xuyên vặn mình, ọc sữa, đỏ mặt, đặc biệt là tình trạng co giật trong lúc ngủ. Bạn cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng sức khỏe của bé.
- Trường hợp, trẻ bị ọc sữa, vặn mình do ọc sữa do giường ngủ không thoải mái. Lúc này ba mẹ cần điều chỉnh lại phòng ngủ phù hợp với con. Bởi chất lượng giấc lượng giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện ở trẻ sơ sinh.
- Bên cạnh đó, ba mẹ cũng có thể tham khảo một số mẹo dân gian từ các loại thảo dược tự nhiên giúp cải thiện tình trạng nôn trớ, ọc sữa hay vặn mình ở bé. Tuy nhiên, cần tham vấn chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho bé.
Hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa thường gặp ở trẻ 3 tháng tuổi. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do cách chăm sóc và cho trẻ bú không đúng cách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ thường xuyên vặn mình và ọc sữa có thể là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm cần được điều trị kịp thời. Do đó, ba mẹ cần chủ động hơn trong việc chăm sóc trẻ, trường hợp cần thiết hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và xử lý kịp thời.