Viêm đường hô hấp trên ở trẻ em: Nguyên nhân và triệu chứng bệnh

1 năm trước 25

Viêm đường hô hấp trên ở trẻ em là một bệnh lý thường gặp, có thể tái phát nhiều lần với các triệu chứng phổ biến như ho, sốt, sổ mũi,… Trẻ mắc bệnh cần được bác sĩ thăm khám và hỗ trợ điều trị sớm, tránh để bệnh kéo dài gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Viêm đường hô hấp trên ở trẻ em

Viêm đường hô hấp trên ở trẻ em là gì?

Đường hô hấp trên gồm mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản. Các cơ quan này có nhiệm vụ lấy không khí từ ngoài cơ thể, làm ẩm, sưởi ấm và lọc khí rồi đưa vào phổi. Vì vậy, đây cũng chính là những cơ quan tiếp xúc trực tiếp với không khí và môi trường bên ngoài. Chúng thường rất dễ bị viêm nhiễm do tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn, nấm mốc…). Tùy thuộc vào cơ quan bị nhiễm trùng, viêm đường hô hấp trên ở trẻ sẽ có tên gọi khác nhau như viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm xoang, nhiễm trùng tai giữa… (1)

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các bệnh viêm đường hô hấp trên là nguyên nhân gây ra 10 triệu ca tử vong hằng năm. Hơn nữa, trung bình một đứa trẻ dưới 5 tuổi sẽ có nguy cơ mắc các bệnh này 4 – 6 lần/năm. Riêng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, trẻ có thể mắc bệnh 6 – 10 lần/năm. Tại Việt Nam, tổng số trường hợp trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp trên tăng nhanh theo chu kỳ hằng năm.

Trẻ bị chảy nước mũi cho nhiễm trùng đường hô hấp trênTrẻ bị chảy nước mũi cho nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Nguyên nhân trẻ bị viêm đường hô hấp trên

Các bệnh lý viêm đường hô hấp trên ở trẻ có thể được gây ra bởi nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau gồm virus, vi khuẩn, nấm mốc, bụi bẩn. Trong đó, virus Cúm, Coronavirus, virus Adeno, Rhinovirus, liên cầu khuẩn tan máu nhóm A, phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, nấm Cunninghamella, nấm Rhizopus, Rhizomucor, nấm Candida… là những tác nhân gây viêm đường hô hấp trên thường gặp.

Phần lớn trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh viêm đường hô hấp trên do virus gây ra. Bệnh thường sẽ khởi phát bằng sự nhiễm trùng do một loại virus, sau đó biến chứng thành nhiễm trùng do vi khuẩn và bắt đầu gây biểu hiện ra bên ngoài, dẫn đến tình trạng viêm họng, nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ em như:

  • Thể trạng sức khỏe kém: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, trẻ sinh non, còi xương, suy dinh dưỡng hoặc gặp các vấn đề về hệ miễn dịch, suy giảm miễn dịch.
  • Ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường: Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm, ẩm thấp, kém vệ sinh, nhiệt độ thấp hoặc có nhiều khói bụi, khói thuốc lá sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Triệu chứng trẻ viêm đường hô hấp trên

Các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên ở trẻ em thường rất đa dạng. Chúng có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc kết hợp giữa nhiều triệu chứng với nhau, gồm:

  • Sốt;
  • Ho, ho theo từng cơn, ho khan có đờm hoặc không có đờm;
  • Nghẹt mũi, sổ mũi;
  • Đau, rát họng, khi nuốt có cảm giác vướng trong họng;
  • Mệt mỏi;
  • Chán ăn, bỏ ăn, bỏ bú;
  • Đau đầu;
  • Khàn tiếng
  • Đau, ngứa mắt, chảy nước mắt;
  • Khó thở, khò khè;

Đối với trẻ sơ sinh, các triệu chứng thường không có biểu hiện rõ ràng khi nhiễm bệnh nên bệnh có thể không được phát hiện sớm, chuyển biến nghiêm trọng và dẫn tới viêm phổi. Vì vậy, bố mẹ cần để ý kỹ các triệu chứng bất thường của trẻ và đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và hỗ trợ điều trị sớm khi trẻ có biểu hiện bú yếu, thở không đều, cánh mũi phập phồng, da xanh xao…

Viêm đường hô hấp thường gây sốt ở trẻViêm đường hô hấp thường gây sốt ở trẻ.

Trẻ bị viêm đường hô hấp trên có nguy hiểm không?

Phần lớn trẻ bị viêm đường hô hấp nếu được phát hiện và điều trị bệnh sớm, trẻ sẽ khỏi sau khoảng 5-7 ngày kể từ khi phát bệnh. Bệnh thường xảy ra ở mức độ nhẹ và thường không gây nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ không nên chủ quan khi trẻ mắc bệnh.

Tình trạng viêm đường hô hấp trên tái phát nhiều lần ở trẻ sẽ làm chậm quá trình phát triển thể chất và trí tuệ. Việc phát hiện và điều trị bệnh đúng cách sẽ ngăn chặn virus, vi khuẩn xâm nhập vào sâu trong các cơ quan thuộc đường hô hấp dưới, giảm nguy cơ bệnh gây biến chứng nguy hiểm.

Điều trị trẻ bị viêm đường hô hấp trên

Tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe, độ tuổi, nguyên nhân gây bệnh, mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả nhất cho trẻ.

  • Đối với bệnh ở mức độ nhẹ: Trẻ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên ở mức độ nhẹ thường sẽ được điều trị tại nhà.
  • Đối với bệnh ở mức độ vừa: Nếu trẻ bị viêm phế quản hoặc viêm phổi ở mức độ nhẹ với các triệu chứng như sốt, ho, thở nhanh (trên 50 nhịp/phút), trẻ cần được đưa đến bệnh viện kiểm tra và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ càng sớm càng tốt.
  • Đối với bệnh ở mức độ nặng: Lúc này, viêm đường hô hấp trên có thể đã chuyển biến thành viêm phổi, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng và dữ dội hơn (cơ ho nặng dần, ho liên tục, ho có rút lồng ngực, thở nhanh…). Bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.
  • Đối với bệnh ở mức độ rất nặng: Bệnh có thể đã gây ra biến chứng nguy hiểm, trẻ có biểu hiện ho nặng, da tím tái, thở nhanh, co rút lồng ngực… Lúc này bé cần được điều trị tích cực và theo dõi tại bệnh viện để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Lưu ý, khi trẻ mắc bệnh, bố mẹ tuyệt đối không được cho trẻ uống thuốc khi không có sự đồng ý của bác sĩ. Loại thuốc và liều lượng thuốc cần phải tuân thủ đúng theo chỉ định bác sĩ yêu cầu. Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm đường hô hấp ở trẻ gồm: thuốc hạ sốt (Paracetamol, Ibuprofen), thuốc kháng sinh (Penicillin V, Amoxicillin…), thuốc kháng viêm và thuốc chống phù nề.

Biến chứng viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ

Trong một số trường hợp, bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ kéo dài gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm tiểu phế quản;
  • Viêm phế quản;
  • Viêm phổi;
  • Viêm màng não;
  • Viêm tim;
  • Viêm cầu thận;
  • Thấp khớp cấp;
  • Nhiễm trùng máu.

Viêm đường hô hấp trên ở trẻ em là một nhóm bệnh có tỷ lệ gây tử vong cao so với các bệnh lý về đường hô hấp khác. Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 4,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do viêm đường hô hấp trên.

Viêm đường hô hấp trên ở trẻ gây ảnh hưởng nghiêm trọngViêm đường hô hấp trên ở trẻ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời.

Cách phòng tránh trẻ bị viêm đường hô hấp trên

Trong một số trường hợp, bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ kéo dài gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm tiểu phế quản;
  • Viêm phế quản;
  • Viêm phổi;
  • Viêm màng não;
  • Viêm tim;
  • Viêm cầu thận;
  • Thấp khớp cấp;
  • Nhiễm trùng máu.

Viêm đường hô hấp trên ở trẻ em là một nhóm bệnh có tỷ lệ gây tử vong cao so với các bệnh lý về đường hô hấp khác. Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 4.3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do viêm đường hô hấp trên.

Chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp trên

Phần lớn trẻ bị viêm đường hô hấp trên ở mức độ nhẹ và vừa sẽ được bác sĩ hướng dẫn chăm sóc và điều trị tại nhà. Các cách chăm sóc trẻ tại nhà thường hướng vào điều trị các triệu chứng mà trẻ có. Cụ thể gồm:

1. Chăm sóc khi trẻ bị nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi

Nghẹt mũi, chảy nước mũi là triệu chứng thường gặp khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên. Tình trạng này thường khiến trẻ cảm thấy khó thở. Do đó, để giúp trẻ dễ thở và thoải mái hơn, bố mẹ nên dùng nước muối sinh lý làm sạch mũi cho trẻ sau đó cho trẻ hỉ mũi ra hoặc dùng dụng cụ hút mũi nước mũi cho trẻ nếu trẻ quá nhỏ. Khi lau nước mũi, bố mẹ nên dùng khăn mềm hoặc khăn giấy dùng một lần để lau nước mũi cho trẻ. Bên cạnh đó, khi nằm, trẻ nên được kê cao đầu để tránh trường hợp nước mũi chảy ngược vào trong.

Lưu ý, không dùng nước ép tỏi nhỏ mũi cho trẻ và điều này sẽ khiến các niêm mạc mũi bị tổn thương.

Mẹ nên dùng khăn giấy lau nước mũi cho trẻMẹ nên dùng khăn giấy lau nước mũi cho trẻ, sau đó bỏ vào thùng rác để tránh để bệnh lây lan.

2. Chăm sóc khi trẻ bị sốt

Đối với trẻ sốt ở mức độ nhẹ và vừa (37.5 – 38.5 độ C), ba mẹ nên hạ thân nhiệt cho trẻ bằng các phương pháp hạ sốt không dùng thuốc tại nhà như: cho trẻ nghỉ ngơi trong phòng thoáng mát, cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thấm hút tốt, dùng khăn ấm lau, chườm cho trẻ (tập trung ở vùng trán, cổ, nách và bẹn), cho trẻ uống nhiều nước…

Trong trường hợp trẻ sốt cao (trên 38.5 độ C), mẹ nên kết hợp giữa các phương pháp hạ sốt không dùng thuốc và các loại thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc thường sẽ có tác dụng trong khoảng 4-6 tiếng. Tuy nhiên, sau khi trẻ đã được uống thuốc hạ sốt, cơn sốt không có dấu hiệu giảm nhẹ, trẻ cần được đưa đến bệnh viện để được hỗ trợ kịp thời.

3. Chăm sóc khi trẻ ho quá nhiều

Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm loại bỏ vi khuẩn và đờm ra khỏi đường hô hấp của cơ thể. Vì vậy, khi trẻ ho nhiều, bố mẹ có thể cho trẻ nhấp một ít mật ong hoặc nước quất hấp với đường  khoảng 6-7 lần/ ngày, mỗi lần nữa thìa cà phê để giảm ho và hỗ trợ hệ miễn dịch cho trẻ.

4. Chăm sóc khi trẻ bị nôn

Khi trẻ nôn ói, bố mẹ hãy nghiêng đầu trẻ sang một bên và làm sạch chất bẩn ở miệng, họng của trẻ sau nôn. Hơn nữa, bố mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, sữa, nước trái cây… để bù lại lượng nước và dưỡng chất bị mất đi.

Trẻ thường sẽ nôn nhiều khi bệnh trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, khi trẻ có triệu chứng này, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ càng sớm càng tốt, nhất là khi trẻ nôn ói kèm theo tình trạng mắt trũng, da nhăn nheo, lờ đờ, mất ý thức…

5. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ

Viêm đường hô hấp khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, biếng ăn. Tuy nhiên, trẻ có đủ năng lượng chống lại các tác nhân gây bệnh, bố mẹ nên tiếp tục cho trẻ ăn và bú bình thường. Trẻ có thể sẽ ăn ít hơn, và dễ nôn. Vì vậy, tốt nhất, mẹ nên tác bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn trong ngày để đảm bảo trẻ ăn đủ no, không gây cảm giác dồn ép, khó chịu.

Bên cạnh đó, sốt có thể khiến trẻ bị mất nước nghiêm trọng, bố mẹ nên chú ý cho trẻ uống nước nhiều hơn. Ngoài ra, bố mẹ có thể cho trẻ uống một số loại nước ép để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho trẻ.

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ khoa Nhi, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:

Tóm lại, viêm đường hô hấp trên ở trẻ em là một bệnh lý cần được phát hiện và hỗ trợ điều trị kịp thời, đúng cách. Việc hiểu rõ về các triệu chứng, cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh sẽ giúp bố mẹ bảo vệ sức khỏe của trẻ tốt hơn, đặc biệt, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và rút ngắn quá trình hồi phục sức khỏe tốt hơn khi mắc bệnh.

Đọc toàn bộ bài viết